Home / Rau củ quả / Cà chua

Kỹ Thuật Trồng Cà Chua Bi

Kỹ Thuật Trồng Cà Chua Bi
Publish date: Friday. December 9th, 2011

Cà chua bi (Cherry Tomato) là loại nhỏ của cà chua thông thường. Quả tròn hoặc dài, màu đỏ đều rất đẹp. Vị chua nhưng ngọt hơn cà chua thông thường.Cà chua Chery tuy quả nhỏ, nhưng dễ trồng, trồng được nhiều vụ trong năm, sai quả với giá bán thường cao gấp 2-3 lần cà chua thông thường nên hiệu quả đưa lại rất cao.

Thời vụ: Thời gian sinh trưởng khoảng từ 90-100 ngày, có thể trồng được 3 vụ trong năm:

  • Vụ xuân-hè: Gieo tháng 2-3; trồng tháng 3-4; thu hoạch tháng 5-6.
  • Vụ sớm: Gieo tháng 7; trồng tháng 8; thu hoạch tháng 9-10.
  • Vụ chính: Gieo hạt từ 20-25/9; trồng từ 18-22/10; thu hoạch tháng 12-1.
  • Vụ muộn: Gieo hạt tháng 10; trồng tháng 11; thu hoạch tháng 2-3.

Có thể gieo hạt vào bầu, vào khay xốp hoặc trên luống ươm rồi nhổ đi trồng sau 20-22 ngày tuổi khi cây có 3-5 lá thật, cứng cáp, không sâu bệnh.


Kỹ thuật trồng và chăm sóc:

  • Lên luống rộng 90-100cm, cao 20-25cm, rãnh rộng 30cm. Trên luống trồng hàng đôi với khoảng cách hàng cách hàng 70cm, cây cách cây 35-40cm, tương ứng với mật độ 1.000-1.100 cây/sào Bắc bộ. Bón lót cho 1 sào Bắc bộ cần 500-700kg phân chuồng hoai mục + 15-17kg supe lân + 2,5-3 kg đạm urę. Trộn đều các loại phân nói trên rồi bón đều vào hốc, lấp đất nhẹ trước khi trồng cây để tránh xót rễ. Bón thúc nên chia làm 4 lần: Lần 1 sau khi trồng 7-10 ngày, tưới 2 kg đạm urę hoà với nước phân chuồng pha loãng. Thúc lần 2 sau trồng 20-25 ngày, bón 3 kg đạm urê + 3 kg Kali. Bón cách gốc 10 cm, bón xong vun đất cao phủ kín phân kết hợp xới xáo, làm cỏ. Thúc lần 3 sau trồng 40 ngày (khi cây đã ra hoa rộ), bón 4kg đạm urê + 3kg Kali, bón cách gốc 10 cm, kết hợp xới nhẹ và vun gốc. Thúc lần 4 sau trồng 55-60 ngày, bón 3kg đạm urê + 3kg kali. Sau mỗi lần thu hoạch nên xới xáo và tưới bổ sung bằng phân đạm, phân kali và các loại phân bón qua lá.
  • Làm giàn: Giàn chữ A với 3 nẹp ngang, cao 1,6-1,7m, buộc thân chính bằng dây mềm dọc theo cây dóc đứng cho cây leo giŕn.
  • Tỉa nhánh: Tỉa bỏ nhánh phụ và lá già cho cây thông thoáng. Mỗi cây chỉ để lại 1 thân chính và 2 nhánh cấp 1 ở sát dưới chùm hoa thứ nhất, sau đó để cây ra nhiều nhánh sẽ cho nhiều hoa, đậu nhiều lứa trái.


Chú ý tưới nước đủ ẩm cho cà chua, không để ruộng bị úng ngập hoặc độ ẩm quá lớn. Thường xuyên phát hiện vŕ phòng trừ sâu bệnh kịp thời cho cà chua.

- Thu hoạch: Tùy theo mục đích sử dụng: Ăn tươi hay đóng lọ chế biến mà thu hái theo yêu cầu khách hàng (độ già quả, quả bắt đầu chuyển màu hồng nhạt). Hái nhẹ tay vào sáng sớm hoặc chiều mát

1. Kinh nghiệm tham khảo của thành viên hngat74
Để hạt giống nảy mầm tốt thì phải cho chúng uống nước. Có hai cách như sau:

  1. Ngâm hạt cà chua vào nước trong vòng 15 - 20 phút, sau đó vớt hạt và ủ vào khăn ẩm. Sau 3 - 5 ngày, hạt nứt nanh, nảy mầm thì đem vùi vào đất. Cẩn thận để khỏi bị gãy mầm.
  2. Dùng giấy ăn nhúng vào nước cho ướt đều rồi trải vào đáy hộp nhựa (loại có nắp đậy). Sau đó, rắc hạt đều trên mặt giấy và đậy nắp để vào chỗ tối. Hàng ngày xịt nước cho ẩm đều mặt giấy và hạt. Sau vài ngày, hạt sẽ nứt nanh thì đem vùi vào đất.

Cà chua ko đậu quả ở nhiệt độ từ 30oC trở lên vì hạt phấn bị om (chín nhừ ý mà) và cũng ko đậu quả ở nhiệt độ


Cà chua nở hoa và bung phấn bắt đầu từ 7 - 9am. Muốn rung cây để thụ phấn cho cà chua, bà con phải rung rinh vào thời điểm 8 - 9am. Sớm hơn cũng chả đậu quả mà muộn hơn cũng chả ăn thua

2. Kinh nghiệm tham khảo của thành viên aboxinh:Cà chua bi có thể gieo bằng hạt của quả tươi hoặc hạt giống đã qua xử lý. Tuy nhiên nếu trồng bằng hạt của quả tươi cây sẽ gầy, phát triển cao hơn, quả nhiều nước, không ngon như quả trồng hạt F1 đồng thời cây chóng tàn sau một vụ quả --> nên gieo bằng hạt giống đã qua xử lý.


Trước khi gieo có thể ngâm hạt vào nước 2 sôi 3 lạnh 1 đêm, sau đó gieo thẳng vào đất, phủ một lớp đất mỏng lên, hàng ngày tưới ẩm. Hoặc có thể ủ hạt vào bông gòn đến khi thấy hạt nảy mầm thì đem gieo. Nếu gieo vào cốc nhỏ thì đợi cây khoảng 10 - 15cm thì xúc cả bầu đất đưa sang thùng trồng để cây không bị đứt rễ.

Trong quá trình trồng không có chăm sóc gì đặc biệt. Tưới nước thường, thỉnh thoảng tưới nước gạo hoặc nước bã đậu pha loãng. Nếu có nước dinh dưỡng thì tuần tưới 1 lần. Chú ý ngắt bớt lá để cây tập trung vào quả. Nếu trồng thùng xốp không nên để cây cao quá. sẽ cao rất nhanh, phát triển về cành, tuy vẫn có quả nhưng không năng suất.

3. Kinh nghiệm về giống cà chua của "chuyên gia hội trồng rau" hngat74:

Giống bầu, bí, mướp mà bà con nông dân tự để giống là giống địa phương nên sẽ mất dần đặc tính tốt. Bác để ý mà xem, giống mướp hương của HN giờ sắp tuyệt chủng, quả béo tẹo bằng ngón tay út đến nơi rồi ạ. Để có được giống tốt, tụi em đây lại đang phải chọn tạo lại đấy ạ. Ngay giống đậu trạch, đậu bở và cải củ của HN, bà con cũng tự để giống lại nên năng suất không cao, quả xốp, ăn không giòn, xơ cao, thịt ít. Hơ hơ hơ, nhờ thế chúng em mới có việc để làm, nhà nước mới trả tiền cho chúng em phục tráng lại giống đấy ạ. Các bác nhớ cà chua ta ngày xưa không? Quả nhỏ như ngón chân cái, lại chua loét. Cà chua, bầu, bí, ... các bác đang chén toàn loại nhập khẩu nguồn nguyên liệu từ nước ngoài đấy ạ. Hiện giờ, VN hầu như chưa có dòng bố mẹ đâu ạ. Mới chỉ có PGS.TS Nguyễn Hồng Minh tìm ra dòng bố mẹ cà chua để sản xuất hạt lai F1, nhưng vẫn chưa thấy xuất hiện rộng rãi trên thị trường.

Các cụ nông dân có để giống cũng phải có kinh nghiệm cao trong việc chọn quả để giống. Bác nào không tin, cứ thử để lại giống vài vụ xem ... sẽ biết ngay mà !


"Nhất nước nhì phân tam cần tứ giống" của các cụ rất đúng nhưng là đúng với các cụ, còn tụi em thì giống được đặt lên hàng đầu vì tụi em tạo ra được giống chịu hạn.


Related news

Các Bệnh Hay Gặp Trên Cây Cà Chua Và Cách Khắc Phục Các Bệnh Hay Gặp Trên Cây Cà Chua Và Cách Khắc Phục

Thông thường khi trời lạnh, sương giá xuất hiện làm cho cà chua xanh bị rụng. Đây là hiện tượng rất phổ biến và để khắc phục, trước khi trời lạnh nên dùng nilon phủ cho cà chua từ chiều hôm trước đến buổi sáng hôm sau khi nhiệt độ ngoài trời tăng lên

Sunday. October 23rd, 2011
Kinh Nghiệm Chăm Sóc Cà Chua Trái Vụ Kinh Nghiệm Chăm Sóc Cà Chua Trái Vụ

Để giải vụ thu hoạch quả, nhiều bà con nông dẫn đã sử dụng một số giống cà chua trái vụ để trồng cả vụ sớm lẫn vụ muộn và đã cho lợi nhuận cao gấp 2-3 lần so với cà chua chính vụ. Tuy nhiên, do tác động của các yếu tố thời tiết không thuận lợi nên cà chua trái vụ rất khó trồng, hay bị nhiều bệnh gây hại như: héo rũ, héo xanh, vàng lá, thối quả…Chăm sóc cà chua trái vụ đúng kỹ thuật là một trong những phương pháp để cà chua sạch bệnh và cho năng suất cao.

Thursday. May 17th, 2012
Phòng Trừ Bệnh Xoăn Lá Cà Chua Phòng Trừ Bệnh Xoăn Lá Cà Chua

Đó là các triệu chứng điển hình của bệnh xoăn lá virus. Bệnh này do virus gây ra và gây hại trên nhiều loại cây trồng khác nhau, trong đó có nhóm cây rau thực phẩm bị hại nghiêm trọng nhất như cà chua, khoai tây, ớt, các cây họ bầu bí, các cây họ cà, thuốc lá, bông, đu đủ …Nếu không được phát hiện và có các biện pháp phòng trị kịp thời thì bệnh sẽ lan rộng, gây thiệt hại lớn làm giảm năng suất, chất lượng sản phẩm các loại rau quả, thậm chí có thể thất thu hoàn toàn.

Sunday. July 15th, 2012
Kỹ Thuật Trồng Cà Tím Kỹ Thuật Trồng Cà Tím

2Lúa xin giới thiệp phương pháp trồng Cà Tím. Do cà tím cho thời gian thu hoạch dài tùy theo sự chăm sóc và độ màu mỡ của chân đất, nên cắm chà để giúp cho cây đứng vững, trái không chạm đất và dễ chăm sóc, thu hoạch

Friday. January 14th, 2011
Cách Muối Cà Pháo Cách Muối Cà Pháo

Hai địa danh nổi tiếng nhất VN về việc trồng được giống cà rất ngon là làng Láng hay còn gọi là làng An Lãng, huyện Cầu Giấy, Hà Nội (làng Láng còn nổi tiếng về loại rau thơm hay được gọi là rau húng Láng) và huyện Cái Sắn, Kiên Giang ở miền Nam

Sunday. February 13th, 2011