Home / Gia súc-Gia cầm / Nuôi chim trĩ

Kỹ thuật nuôi và chăm sóc chim trĩ - Phần 11

Kỹ thuật nuôi và chăm sóc chim trĩ - Phần 11
Author: HTV
Publish date: Monday. August 1st, 2016

TRỊ BỆNH: CÁC BỆNH THƯỜNG GẶP KHI NUÔI TRĨ ĐỎ

Bệnh tiêu chảy, Ecoli: chủ yếu sảy ra sau quá trình vận chuyển hoặc môi trường nuôi không đảm bảo: Dùng Vaccin đặc trị Ecoli cho gia cầm tiêm hoặc cho uống (liều lượng bằng 2,5 lần hướng dẫn trên bao bì).

  1. Bệnh về đường hô hấp: Biểu hiện: (hen phổi, nấm phổi) Chim có hiện tượng thở khò khè, chảy nước mũi, thở ngáp rồi chết.

    Nguyên nhân do thay đổi thời tiết, hoặc mật đồ nuôi dày. Cách trị: Dùng thuốc đặc trị hen của gà nhỏ trực tiếp với liều dùng bằng 2 lần hướng dẫn sử dụng trên bao bì.

    Điều chỉnh lại mật độ nuôi, vệ sinh chuồng nuôi bằng thuốc khử trùng.

  2. Bệnh đau mắt (sưng mặt): Biểu hiện: Mắt chim có màng đục nhắm lại, 1 trong hai bên má sưng.

    Chim bị mù dẫn đến không thể tự ăn, uống được mà chết. Cách trị: Dùng thuốc nhỏ mắt của người nhỏ từ 3 – 5 giọt.

    Kết hợp với tiêm nếu phát hiện trong mắt có giun, sán.

Các bệnh khác: Trong quá trình nuôi chim trĩ thường mắc 1 số bệnh khác ít thấy biểu hiện trên gia cầm thông dụng.

Để đảm bảo tỉ lệ nuôi thành công thì khâu vệ sinh chuồng trại là 1 yếu tố rất quan trọng.

Đồng thời những cá nhân mới gây nuôi nên đến trực tiếp các trang trại, cá nhân có nhiều năm kinh nghiệm nuôi trĩ để tham khảo học tập kinh nghiệm.

Lưu ý: Quý khách hàng cần mua con giống theo đúng địa chỉ nên trên để đảm bảo tính thuần chủng (f1) và có nguồn gốc chất lượng tốt nhất, đồng thời được tư vấn hỗ trợ về kỹ thuật nuôi.

THỊ TRƯỜNG VÀ ĐẦU RA CHO SẢN PHẨM

Chim trĩ đỏ trong thời điểm hiện tại và những năm tới chủ yếu ở giai đoạn sản xuất con giống cho nhu cầu làm cảnh.

Theo khảo sát của Trung tâm Bảo tồn, Phát triển các loài Vật nuôi có Gen Quý – Con giống F1, với tình hình phát triển hiện nay thị trường chim trĩ thịt của Việt Nam chỉ có thể chính thức đi vào hoạt động sau 3 – 5 năm tới .

Số người nuôi chim trĩ đỏ tại nước ta còn rất hạn chế, chưa có trang trại nuôi theo quy mô lớn, chủ yếu vẫn dừng lại ở mức độ nhỏ lẻ từ 1 đến vài chục cá thể,

Nguyên nhân chủ yêu do người dân còn thiếu thông tin về kỹ thuật cũng như lo ngại yếu tố đầu ra sản phẩm,

Hiện giá bán trên thị trường của loại chim này khá cao và có su hướng tăng ổn định trong những năm gần đây,

Tuy nhiên hiện nay trên thị trường chim trĩ được giao bán với nhiều mức giá khác nhau tuỳ theo từng gia trại,

Vì vậy người mua cũng rơi vào tình trạng hên xui và thương thì mua phải mức giá rất cao.


Related news

Kỹ thuật nuôi và chăm sóc chim trĩ - Phần 8 Kỹ thuật nuôi và chăm sóc chim trĩ - Phần 8

Kỹ thuật nuôi và chăm sóc chim trĩ - Phần 8

Monday. August 1st, 2016
Kỹ thuật nuôi và chăm sóc chim trĩ - Phần 9 Kỹ thuật nuôi và chăm sóc chim trĩ - Phần 9

Kỹ thuật nuôi và chăm sóc chim trĩ - Phần 9

Monday. August 1st, 2016
Kỹ thuật nuôi và chăm sóc chim trĩ - Phần 10 Kỹ thuật nuôi và chăm sóc chim trĩ - Phần 10

Kỹ thuật nuôi và chăm sóc chim trĩ - Phần 10

Monday. August 1st, 2016