Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Hiệu Quả Từ Mô Hình Cải Tạo Vườn Tạp

Hiệu Quả Từ Mô Hình Cải Tạo Vườn Tạp
Publish date: Thursday. April 17th, 2014

Để giúp bà con đồng bào dân tộc thiểu số thay đổi nhận thức, thay đổi tập quán sản xuất và nâng cao đời sống, phát triển kinh tế gia đình, huyện Đức Cơ (Gia Lai) đã triển khai mô hình cải tạo vườn tạp và bước đầu đã mang lại hiệu quả.

Mô hình trồng cây tiêu và mít nghệ thay thế vườn tạp cho 5 làng đồng bào dân tộc thiểu số ở xã Ia Kriêng và 3 làng ở xã Ia Krêl, được triển khai từ tháng 1-2011 đến tháng 12-2013 với tổng kinh phí hơn 1,97 tỷ đồng (vốn ngân sách nhà nước 1,06 tỷ đồng, dân đóng góp hơn 900 triệu đồng).

Dự án có 41 hộ với 5.544 trụ tiêu (3,09 ha) và 28 hộ trồng cây mít nghệ với 1.680 cây (7 ha) do Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện chủ trì. Trong đó, người dân được hỗ trợ 50% trụ tiêu và hỗ trợ 100% giống cây trồng, phân bón, vật tư nông nghiệp, thuốc bảo vệ thực vật, hướng dẫn kỹ thuật theo kiểu “cầm tay chỉ việc”. Giống được chọn đưa vào cải tạo vườn tạp gồm tiêu Ấn Độ, Vĩnh Linh và giống mít nghệ M99-I, TJF.

Sau 3 năm triển khai, bước đầu mô hình đã mang lại hiệu quả. Diện tích hồ tiêu đã cho thu hoạch bói, năng suất đạt bình quân 1-1,2 kg hạt khô/trụ.

Chị Rơ Châm Chanh (làng Ngol Le 1, xã Ia Krêl) một trong những hộ được chọn thực hiện mô hình trồng tiêu, cho biết: Gia đình có hơn 1,5 sào đất vườn trước đây chỉ trồng vài cây cà phê mít và bỏ đất trống, hàng năm chẳng có thu nhập được gì. Thấy nhiều hộ trồng tiêu hiệu quả kinh tế cao cũng muốn chuyển đổi nhưng không có vốn và thiếu kỹ thuật đành thôi.

Khi được Nhà nước hỗ trợ trồng 120 trụ tiêu, gia đình vay mượn thêm để trồng 80 trụ tiêu nữa. Sau 3 năm được cán bộ hướng dẫn kỹ thuật trồng, chăm sóc, cây tiêu của gia đình phát triển rất tốt, năm vừa rồi đã cho thu bói, gia đình thu được gần 80 kg tiêu khô.

Mô hình trồng cây mít nghệ được triển khai với 60 cây/hộ, giúp người dân cải tạo vườn tạp, sử dụng hiệu quả đất vườn. Anh Kpuih Hyut (làng Lung 2, xã Ia Kriêng) cho hay: Trước đây, vườn nhà chỉ trồng một ít bời lời. Giờ được Nhà nước hỗ trợ trồng mít tôi thấy cây mít phát triển rất nhanh, không sâu bệnh và chăm sóc đơn giản. Gia đình hy vọng sau khi mít ra trái có thể tiêu thụ được, giúp có thêm thu nhập, phát triển kinh tế.

Ông Nguyễn Quốc Tư-Phó Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Đức Cơ cho biết: Ban đầu, việc chọn giống cây trồng để thực hiện mô hình rất khó khăn, bởi với cây trồng dài ngày như cà phê, cao su thì diện tích đất vườn của người dân ít, khó thực hiện, không hiệu quả.

Cơ quan chuyên môn đã chọn cây tiêu và cây mít nghệ. Với cây mít nghệ, tính khả thi và hiệu quả rất cao, có khả năng nhân rộng trong thời gian tới, bởi phù hợp với trình độ canh tác của người dân. Cây tiêu là loại cây trồng yêu cầu kỹ thuật chăm sóc cao, sâu bệnh trên cây tiêu phức tạp, khó xử lý nên rất khó nhân rộng mô hình. Định hướng cho người dân trong thời gian tới là mở rộng mô hình trồng mít nghệ, mở rộng thị trường và thu hút nhà đầu tư trong công tác thu mua mít nghệ trên địa bàn huyện.

Trước mắt, mô hình đã góp phần thay đổi nhận thức và tập quán sản xuất của đồng bào dân tộc thiểu số, phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo.

Hiện nay, phần lớn diện tích đất vườn của các hộ đồng bào dân tộc thiểu số vẫn còn hoang hóa, hoặc sử dụng chưa hiệu quả. Việc đưa các loại cây trồng vào canh tác nhằm phát huy tiềm năng, tăng thu nhập, phát triển kinh tế gia đình và giảm nghèo bền vững.


Related news

Chôm Chôm... Bay Chôm Chôm... Bay

Vừa xuất thêm một “công” hàng chôm chôm tiêu chuẩn VietGAP sang thị trường Mỹ, anh nông dân miền Tây- Nguyễn Hữu Tâm vội bốc máy “alô” cho chúng tôi, cười vui như tết. “Vậy là sau bao nỗ lực, chôm chôm của tổ hợp tác Tiên Phú chúng tôi đã được Mỹ chấp nhận rồi. Từ đầu năm đến nay đã có 19 container chôm chôm Bến Tre xuất ngoại”, anh hồ hởi

Thursday. May 3rd, 2012
Cây Ớt Hàn Quốc Trên Đất Biển Hồ Thùng Cây Ớt Hàn Quốc Trên Đất Biển Hồ Thùng

Hồ Thùng, xã Đông Hải, tỉnh Trà Vinh có thế mạnh về sản xuất nông nghiệp, nhất là cây thuốc cá. Ngược thời gian khoảng 10 năm về trước thì cây thuốc là cây trồng chủ lực của người dân nơi đây

Saturday. June 23rd, 2012
Bệnh “Lạ” Trên Thanh Long Là Bệnh Đốm Trắng Cành - Quả Bệnh “Lạ” Trên Thanh Long Là Bệnh Đốm Trắng Cành - Quả

Thời gian vừa qua, trên địa bàn huyện Hàm Thuận Bắc và Hàm Thuận Nam đã xuất hiện rải rác hiện tượng sâu bệnh trên thanh long, được bà con gọi là bệnh “lạ”. Trước thực tế này, đại diện 24 hộ dân thuộc Tổ hợp tác thanh long VietGAP Cẩm Hang (thôn Đại Lộc, xã Hàm Hiệp, Hàm Thuận Bắc, tỉnh Bình Thuận) đã có đơn gửi các cơ quan chức năng, nhờ tìm cách điều trị bệnh…

Saturday. June 23rd, 2012
ASC Công Bố Tiêu Chuẩn Cho Cá Tra ASC Công Bố Tiêu Chuẩn Cho Cá Tra

Hội đồng Quản lý Nuôi trồng Thủy sản (ASC) vừa công bố ra thị trường bộ tiêu chuẩn về quy trình chứng nhận cho cá tra. Đây là bộ tiêu chuẩn thứ hai do ASC đưa ra. Bộ tiêu chuẩn đầu tiên của ASC được thực hiện cho cá rô phi vào hồi tháng 3/2012.

Friday. May 4th, 2012
Phát Triển Thanh Long Ruột Đỏ Tại Các Tỉnh Phía Bắc Phát Triển Thanh Long Ruột Đỏ Tại Các Tỉnh Phía Bắc

Mô hình thanh long ruột đỏ ở xã Cẩm Lĩnh, huyện Ba Vì. Images: Hoàng Quyết

Saturday. June 23rd, 2012