Kỹ Thuật Nuôi Cá Thát Lát
Cá Thác Lác (Notopterus; tên khác: cá phát lát) loài cá xương nước ngọt, thuộc họ Cá Thác Lác (Notopteridae). Thân rất dẹt, đuôi rất nhỏ, toàn than phủ vảy nhỏ; đường bên chạy giữa thân, tương đối lớn. Miệng tương đối to, mõm ngắn bằng, rạch miệng kéo dài đến trước ổ mắt. Vây hậu môn liền với vây đuôi. Cá xám ở lưng, trắng bạc ở bụng, phía dưới viền xương nắp mang màu vàng. Cỡ cá nhỏ, con lớn nhất dài 400mm, nặng 500g, trung bình 100-200g. Ăn tạp. Sau 1 năm tuổi, thân dài đến 165mm, nặng 200g, bắt đầu sinh sản, mùa đẻ tháng 5-7, trứng bám vào đá được cá đực bảo vệ; cá bố mẹ thường dùng đuôi khuấy nước, tạo điều kiện cho trứng hô hấp. Phân bố ở Ấn Độ, Thái Lan, Đông Dương; ở Việt Nam, tập trung chủ yếu ỏ vùng đồng bằng sông Cửu Long, vùng sông Đồng Nai và các tỉnh miền Trung. Sản lượng khai thác tự nhiên khá cao, có thể đánh cá quanh năm. Thịt ngon, một số địa phương nuôi cá thát lát ở ao, ruộng đạt kết qủa tốt.
Cá thác lác có phẩm chất thịt ngon, có thể chế biến được nhiều món ăn cao cấp phục vụ cho nhu cầu tiêu thụ nội địa và xuất khẩu.
1. Đặc điểm phân bố : Cá thác lác sống ở các vùng cửa sông, kinh rạch, ao hồ, đồng ruộng,... cá chịu được môi trường nước có hàm lượng oxy và pH thấp, cá có thể sống được ở các đầm nước lợ ven biển. Tất cả các thủy vực ĐBSCL đều có cá thác lác, nhất là các vùng lung bào, trũng.
2. Dinh dưỡng : Là loài ăn tạp thiên về động vật, cá có thể ăn côn trùng, giáp xác nhuyễn thể, cá con, phiêu sinh vật, rể thực vật thủy sinh...
3. Đặc điểm sinh trưởng : Cá tăng trọng thấp một năm tuổi có chiều dài trung bình 16cm, nặng 40-60g/con. Trong ao nuôi cá đạt 100g/con sau 12 tháng nuôi.
4. Kỹ thuật nuôi : Điều kiện ao nuôi : Ao nuôi có kích thước từ 100-400m2 hoặc lớn hơn và ao có hình chữ nhật, bờ ao phải chắc chắn, đáy ao phải bằng phẳng, có cống cấp thoát nước chủ động, nước ao có pH từ 7-8 và oxy hoà tan lớn hơn 3mg/lit, có độ sâu giữ nước từ 0,8-1,2m. Cải tạo ao nuôi :Tát cạn ao, nạo vét ao chừa lớp bùn đáy 15-20cm, vệ sinh sạch cỏ xung quanh ao, lấp các hang hóc, không để có mọi rò rỉ, sau đó bón vôi từ 10-15kg/100m2 và phơi nắng từ 2-3 ngày tiến hành cho nước vào ao qua lưới lọc. Chọn giống thả nuôi: chọn giống có kích cỡ đồng đều không dị hình, khỏe mạnh không xây sát, cá được thả vào ao nuôi lúc sáng sớm hoặc chiều mát. Mật độ thả nuôi: 5-10 con/m2. Cho Ăn :Cho ăn bằng cá tép vụn băm nhỏ hoặc cá tép còn sống thả vào ao.Có thể cho ăn bằng cám, tấm, trộn bột cá lạt theo tỷ lệ 30% bột cá + 70% tấm cám. Nên cho cá ăn bằng sàn để theo dõi và điều chỉnh lượng thức ăn cho phù hợp. Khẩu phần thức ăn bằng 5-10% trọng lượng cá thả nuôi. Nên cho ăn 2 lần/ngày, do cá hoạt động mạnh vào ban đêm nên cho ăn vào buổi sáng lượng thức ăn =1/3 khẩu phần ăn trong ngày ,buổi chiều = 2/3 trọng lượng khẩu phần ăn trong ngày . Chăm sóc và quản lý : Hằng ngày theo dõi lượng thức ăn để điều chỉnh cho đầy đủ, quan sát hoạt động của cá, định kỳ cấp nước mới cho ao nuôi. Thu hoạch : Cá nuôi một năm đạt từ 80-150g/con lúc này tiến hành thu hoạch. Cá thác lác do bản tính ẩn nấp, chui rúc trong vật bám nên rất khó kéo lưới, cách thu hoạch tốt nhất là tháo bớt nước, kéo lưới thu một số sau đó tát cạn nước mới bắt cá triệt để.
5. Phòng trị bệnh cho cá : Cá khỏe thường tập trung từng đàn, ẩn nấp vào các gía thể, đớp khí mạnh và lặn nhanh . Khi cá bơi tản mạn và ngoi lên mặt nước bơi chậm chạp đó chính là dấu hiệu cá bị bệnh. Cá thác lác thường bị một số bệnh như : - Bệnh nấm thủy mi : da cá xuất hiện vùng trắng xám có những sợi nấm nhỏ mềm, sợi nấm phát triển mạnh đan chéo nhau thành búi như bông có thể nhìn thấy bằng mắt thường.
* Trị : Tắm cá trong nước muối 2-3% từ 5 đến 10 phút .
- Bệnh ký sinh
Bệnh trùng bánh xe : Da cá màu xám, thân cá có nhiều nhớt màu hơi trắng đục. Trị : Tắm trong nước muối 2-3% từ 5 đến15 phút hoặc CuSO4 nồng độ 2-5ppm thời gian 5 đến 15 phút. hoặc phun trực tiếp CuSO4 nồng độ 0,5 - 0,7 ppm xuống ao.
- Trùng quả dưa ( Đốm trắng ) : Thân cá có nhiều trùng bám thành hạt lấm tấm nhỏ màu trắng đục có thể nhìn bằng mắt thường cá nổi lên mặt nước lờ đờ. Trị: sử dụng CuSO4 phun xuống ao.
Chú ý : Trước khi dùng thuốc trị bệnh cho cá thì nên rút bớt nước trong ao chỉ còn khoảng 1/3 lượng nước, sau đó cho thuốc vào trị.
Related news
Năm 2005, doanh thu bán cá thác lác của anh Nguyễn Văn Dũng (xã Vĩnh Tường, huyện Vị Thủy, Hậu Giang) trên 1,3 tỷ đồng khiến nông dân vùng sông nước ĐBSCL ngạc nhiên.
Năm 2006, Hậu Giang có đến 54.000 hecta mặt nước thích hợp cho nuôi trồng thủy sản nước ngọt. Trong đó có đến 10.000 hecta mặt nước nông dân đang thả nuôi các loài thủy sản như cá lóc, cá rô, sặc rằn... còn diện tích mặt nước để nuôi cá thác lác cườm khoảng 50 hecta mà thôi!
Anh Lê Minh Trung, 28 tuổi, ở ấp Long An B, xã Phú Thọ, huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp là người đầu tiên trong huyện áp dụng thành công mô hình nuôi cá thát lát cườm ghép cá sặc rằn trong ao bằng thức ăn công nghiệp.
Mô hình nuôi cá ghép trong ao, bè ở huyện Tam Nông (Đồng Tháp) đang được nông dân áp dụng hiệu quả, vừa nâng cao thu nhập kinh tế cho gia đình, vừa giải quyết việc làm cho lao động nhàn rỗi ở địa phương, trong đó hộ gia đình ông Lê Văn Dũng (SN 1955), ở ấp Long An B, xã Phú Thọ, huyện Tam Nông là một trong những hộ điển hình nuôi thành công mô hình này.
Đây là mô hình mới được Trung tâm Khuyến nông Hậu Giang chuyển giao tại xã Vị Thắng, huyện Vị Thủy, nhằm tạo tiền đề giúp người nuôi cá thát lát từng bước chuyển sang sử dụng thức ăn công nghiệp để hạ giá thành, đáp ứng thị trường xuất khẩu...