Home / Cá nước ngọt / Cá lóc

Nuôi cá lóc trong vèo lưới cho hiệu quả năng suất cao

Nuôi cá lóc trong vèo lưới cho hiệu quả năng suất cao
Author: Thái Hà
Publish date: Thursday. November 9th, 2017

Trong quá trình chuyển dịch kinh tế thủy sản vùng nước ngọt ở Bến Tre, mô hình nuôi cá lóc công nghiệp thâm canh trong vèo lưới cho năng suất, hiệu quả kinh tế cao.

Nuôi cá lóc trong vèo có nhiều ưu điểm hơn nuôi trong ao thả lan. Ảnh minh họa

Trang trại của chị Phan Thị Vân ở ấp 3, xã Thạnh Trị, huyện Đình Đại (Bến Tre) là mô hình nuôi cá lóc công nghiệp thâm canh trong vèo lưới cho năng suất, hiệu quả kinh tế cao. Chị Vân đã mạnh dạn quyết định ứng dụng mô hình nuôi cá lóc công nghiệp trong vèo lưới, trong ao đất 2000m2, chị cho đặt nhiều vèo lưới theo độ tuổi của cá bao gồm vèo ươm, vèo nuôi cá tăng trưởng và vèo nuôi cá thương phẩm.

Tuỳ theo độ tuổi của cá mà mật độ mỗi vèo khác nhau. Vèo nuôi cá thương phẩm với mật độ là 50 con/m2. Vèo được xây dựng hình vuông hoặc hình chữ nhựt, đáy vèo đặt cách đáy ao khoảng 5 tấc, độ sâu nước trong vèo phải đạt từ 2,5m trở lên, theo thông tin từ trang vietlinh.vn. 

Chị Vân cho biết: nuôi cá lóc trong vèo có nhiều ưu điểm như nuôi ở mật độ cao để có sản lượng lớn, thức ăn được tập trung, cá không bị cọ sát đáy ao hoặc không chui được xuống bùn nên ít bị xây xát, cá tập trung ăn và ngủ rồi lại ăn, ít nhiễm bệnh nên tỉ lệ hao hụt thấp và nhất là việc xử lý thuốc phòng trị bịnhcho cá thuận lợi và ít tốn kém hơn trong ao đất.

Đặc điểm cá nuôi trong vèo lưới tăng trọng nhanh và kích cỡ đồng đều. Gía trị thương phẩm cao hơn cá thả lan. Đồng thời, bên ngoài vèo lưới thả thêm các loại cá ăn tạp nhằm cải tạo ao , tận dụng thức ăn thừa, đây cũng là nguồn thu không nhỏ.

Để nuôi cá lóc trong vèo, cần chuẩn bị mỗi vèo rộng khoảng 10 – 30m2, sâu 1,5-2,5m, được làm bằng lưới, hoặc cước 2 lớp, bên ngoài đóng cọc cừ, tràm. Đáy vèo cách đáy ao 50 cm. Khi nuôi công nghiệp phải làm riêng vèo ương cá giống, vèo nuôi cá con, vèo nuôi cá thịt. Vèo nuôi cá thịt cần có mắt lưới to hơn để nước thông thoáng.

Chọn và thả giống: chọn giống khỏe mạnh, không xây xát, kích cỡ đồng nhất. Cá bơi thành đàn có màu đồng nhất. Mật độ thả giống: từ 100 – 300 con giống / m2 tùy kích cỡ cá. Khi cá lớn, san dần sang vèo khác, giảm mật độ. Mật độ nuôi thương phẩm: 20-50 con/m2.

 

Cá lóc nuôi trong vèo ít nhiễm bịnh nên tỉ lệ hao hụt thấp, cho năng suất cao. Ảnh minh họa

Ngoài thức ăn tự nhiên trong nước, cần cho cá ăn thêm thức ăn tự chế (cá biển, cá tạp, ốc bươu vàng, tấm cám nấu nhừ): khi cá nhỏ thức ăn cần được xay nhuyễn, cá lớn thì thức ăn chỉ cần băm nhỏ vừa miệng cá. Bổ sung vitamin C và men vi sinh vào trong thức ăn để tăng sức đề kháng và khả năng tiêu hóa của cá.

Cá thịt cần lượng thức ăn mỗi ngày 3-8% trọng lượng cá tùy nguồn nước, chất lượng thức ăn, thời tiết. Cho cá ăn ngày 2 lần: sáng từ 7-8 giờ, chiều từ 4-5 giờ. Có thể cho ăn trên sàn tre đan đặt xâm xấp mặt nước, theo thông tin từ trang nongdan.com. 

Khi nuôi công nghiệp và khi nguồn nước bị đục hoặc nhiễm bẩn, cá nhảy hoặc chui rúc vào góc vèo thì cần thay 1 phần nước ao, cấp thêm nước mới vào ao. Treo túi vôi và túi muối trong vèo và đầu nguồn nước vào để phòng bệnh cho cá. Nếu tình trạng nặng, cần xử lý bằng thuốc. Nuôi công nghiệp nên sử dụng thức ăn viên, loại dành cho cá có vẩy.


Related news

Kinh nghiệm nuôi cá lóc đầu nhím thương phẩm Kinh nghiệm nuôi cá lóc đầu nhím thương phẩm

Mô hình nuôi cá lóc đầu nhím thương phẩm. Để giúp cho bà con nông dân chủ động hơn trong quá trình thực hiện mô hình này, xin khuyến cáo một số khâu kỹ thuật

Tuesday. April 4th, 2017
Bệnh gan thận mủ trên cá lóc Bệnh gan thận mủ trên cá lóc

Hiện nay, bắt đầu vào mùa mưa, nhiệt độ nước thấp. Đây là điều kiện thuận lợi để nhiều mầm bệnh phát triển mạnh, đặc biệt là bệnh gan, thận có mủ.

Monday. October 30th, 2017
Kỹ thuật sinh sản và nuôi thương phẩm cá lóc Kỹ thuật sinh sản và nuôi thương phẩm cá lóc

Nuôi cá lóc có thể đầu tư ở các mức độ khác nhau, không nhất thiết cần nhiều diện tích; người nuôi có thể đầu tư ở mức độ sản xuất

Monday. November 6th, 2017