Kỹ thuật nuôi cá bống tượng trong ao
1. Chuẩn bị ao
Diện tích ao nuôi 200-500 m2, độ sâu 1,2-1,5 m, có cống cấp thoát nước dễ dàng.
Khi chọn ao để nuôi cá tịt nên chọn:
– Những ao có thành phần cơ giới nặng như đát thịt pha sét để bờ chắc và đáy và đáy ổn định.
– Gần nguồn nước cấp và thay nước dễ dàng, gần nhà để tiện bảo vệ.
– Nguồn nước sạch, không bị ô nhiễm từ các nguồn nước thải.
Ao được tát cạn, vét bớt bùn lỏng, làm sạch cỏ mái bờ.
Dùng vôi bột rải đáy ao và mái bờ từ 7 – 10 kg/100m2, phơi nắng từ 2-3 ngày và sau đó lọc nước vào ao.
2. Giống thả nuôi
– Nguồn gốc: Hiện nay giốgn bống tượng cung cấp cho nuôi cá thịt có thể mua từ 2 nguồn: thu từ tự nhiên và từ các cơ sở sản xuất giống.
+ Giống thu gom tự nhiên thì cá gái rẻ hơn giống sinh sản nhân tạo, nhưng có nhiều nhược điểm: Cá có kích cỡ không đồng đều, khi nuôi dễ bị phân dàn, cá dễ bị sây sát do quá trình đánh bắt, thu gom, vận chuyển.
Mặt khác do thu gom nên số lượng không kịp thời đủ cho thả nuôi.
+ Giống sản xuất nhân tạo do ương nuôi trong thời gian kéo dài nên giá thành cao, cỡ cá nhỏ hơn cá thu gom tự nhiên (15-30g), trong khi cá tự nhiên dễ lựa cỡ cá khoẻ mạnh, không bị sây sát do đánh bắt và kiểm soát được bệnh tật. Ngoài ra có thể cung cấp đủ số lượng lớn cho nhu cầu nuôi.
– Kích cỡ cá thả:Cá thu gom tự nhiên: 80-100g/con. Cá ương nuôi nhan tạo: 15-30g/con
– Mùa vụ thả: Có thể nuôi quanh năm, tuỳ thuộc vào nguốn giống và điều kiện kinh tế nông hộ.
– Mật độ thả: Cá cỡ lớn (80-100g/con) thả với mật độ từ 5-7 con/m2.
Cá cỡ nhỏ (15-30g/con) thả với mật đọ từ 8-10 con/m2.
Trước khi thả xuống ao, pahỉ tắm nước muối 25% trong 10 phút.
Sau đónhẹ nhàng thả dần cá xuống ao.
3. Thức ăn và quản lý chăm sóc
– Các loại thức ăn: Chủ yếu là tép rong, cá nhỏ, cua, ốc,… Cá phải được làm sạch, cắt nho nhỏ cho vừa cỡ miệng cá, cua đập dập, ốc cũgn đập dập vỏ. Thức ăn rải đều thức ăn 7-10% trọng lượng cá trong ao.
Nên theo dõi chặt chẽ mức độ ă của cá để điều chỉnh tăng giảm.
Lượng thức ăn cho hợp lý.
Mỗi ngày cho ăn 1-2 lần(sáng sớm và chiều tối).
– Thức ăn có thể được trộn thêm premix khoáng premix vitamin (1-2% trọng lượng thức ăn).
Không nên trộn bất ký loại kháng sinh nào vào thức ăn khi cá bình thường.
– Quản lý chăm sóc: Cho cá ăn đày đủ, đúng số lượng và chất lượng, giữ cho thức ăn luôn sạch và không bị hư thối.
Vệ sinh sàn ăn trước khi cho thức ăn mới vào. Định kỳ dùng nước vôi (Ca(OH)2 tạt cho ao 10 ngày/lần, khối lượng 2-3 kg vôi/100 m3 nwocs ao.
Có thể treo túi vôi ở đàu cống ao (mỗi túi 1-2 kg) và thay túi mới sau 7-10 ngày.
Hàng ngày phải thường xuyên theo dõi hoạt động và mức ăn của cá.
Kinh nghiệm của nhiều hộ nuôi cá Bống tượng cho biết, phải kịp thời nhận biết những biểu hiện bất thường và kiểm tra lại các khâu để xác định nguyên nhân và có biện pháp xử lý ngay.
Các biểu hiện bất thường gồm có: một vài cá nổi đàu, ăn mồi chậm và giảm lượng ăn hoặc bỏ ăn đột ngột. Những biểu hiện trên là cá đang nhiễm bệnh.
Ở mức độ nhẹ và ít thì việc xử lý kịp thời sẽ có hiệu quả.
Khi cá đã nhiễm bệnh nặng thì rất khó xử lý và chữa trị, vì bệnh trên cá bống tượng rất đa dạng và phức tạp.
Vì vậy biện pháp phòng bệnh cho cá là tốt nhất, đó là đủ ăn, thức ăn tươi và môi trường nước sạch.
Related news
Ao nuôi Diện tích 1.000m2.Ao được thiết kế hình vuông, chữ nhật, sâu từ 1.2-1.5m có cống cấp và thoát nước chủ động, bờ ao cao 60cm, chắc chắn, không rò rỉ. Ao được cải tạo: đáy ao được đào nghiêng về phía cống thoát (Nếu sử dụng ao cũ, nên nạo vét chỉ dữ lại lớp bùn từ 20-30cm) rải vôi cải tạo 10-15kg/100m2 phơi đáy ao vài ngày trước khi thả cá.
Hiện nay, nơi sản xuấtchỉ đếm được trên đầu ngón tay, nên sản phẩm tạo ra không có sự cạnh tranh. Song song với sự độc nhất vô nhị của sản phẩm Bống Tượng. Kế đến là kỹ thuật sinh sản nhân tạo cá Bống Tượng nếu ứng dụng quy trình đơn thuần, thì tỷ lệ sống rất thấp < 5%.
Từ lâu, cá bống tượng luôn được ưa chuộng vì chất lượng thịt rất cao. Tuy nhiên nhiều năm qua loài cá này chỉ được khai thác chủ yếu từ đánh bắt tự nhiên.
Bống tượng là loài cá bản địa ở Đồng bằng Sông Cửu Long, thế nhưng khoảng 5 năm trở lại đây hầu như vắng bóng trên thị trường, thỉnh thoảng mới thấy xuất hiện ở chợ dưới dạng đơn lẻ vài cá thể do ngư dân đánh bắt được trên sông rạch.
Nhờ năng động phát triển kinh tế, anh Nguyễn Đức Thuận ở thôn Tân Tiến, xã Tiến Dũng (Yên Dũng) đã biến khu đồng trũng cấy lúa một vụ không ăn chắc thành trang trại nuôi ba ba có thu nhập vài trăm triệu đồng mỗi năm.