Home / Cây ăn trái / Cây khóm

Kỹ Thuật Bảo Quản Trái Dứa Sau Thu Hoạch

Kỹ Thuật Bảo Quản Trái Dứa Sau Thu Hoạch
Publish date: Sunday. February 13th, 2011

Trái thơm (trái khóm, trái Dứa) hiện là cây công nghiệp được trồng rất nhiều ở nước ta. Nhìn chung, do đặc tính của trái dứa nên khi thu muốn bảo quản được trái dứa lâu người trồng phải kết hợp chặt chẽ kĩ thuật thu hoạch và bảo quả trái dứa. Dưới đây xin giới thiệu kĩ thuật thu hoạch và bảo quản trái dứa.

1. Thu hoạch

- Độ chín thu hoạch: Dứa xuất khẩu quả tươi khi thu hoạch vỏ quả đã chuyển từ màu xanh thẫm sang xanh nhạt, 2 hàng mắt phía cuống đã có kẽ vàng. Dứa cho chế biến công nghiệp có 1-3 hàng mắt phía cuống có màu vàng.

- Kỹ thuật thu hái: Cắt quả kèm theo đoạn cuống dài 2-3 cm, vết cắt phẳng không làm quả bị dập, gãy cuống, gãy ngọn. Không thu hoạch vào ngày có mưa hoặc nắng gắt. Khi cần lấy chồi ngọn để trồng hoặc bỏ đi đều phải dùng dao cắt, không dược bẻ vì vết lõm vào quả sẽ gây mau thối quả.

2. Bảo quản

- Bảo quản ở nơi sản xuất: Thu hoạch xong phải vận chuyển về nơi râm mát, sạch, không chất đống ngoài nắng hoặc mưa.

- Bảo quản quả tươi xuất khẩu: Chọn quả lành, không bị dập, không có rệp sáp, vặt bỏ lá ở gốc quả, cắt bằng cuống cách gốc 2cm. Phân loại, đóng gói đưa vào kho mát, vận chuyển bằng xe lạnh có nhiệt độ 7-8oC, ẩm độ 85-90%. Thời gian từ thu hoạch đến khi đưa vào kho mát không quá 24 giờ vào mùa Hè và 36 giờ vào mùa Xuân.

- Bảo quản dứa chế biến công nghiệp: Thu hoạch xong, phân loại sơ bộ, chọn quả lành lặn đưa vào kho mát có nhiệt độ 10-12oC đối với dứa còn xanh, 7-8oC đối với dứa bắt đầu chín, ẩm độ trong kho 85-90% có thể bảo quản được 2-3 tuần.


Related news

Kỹ Thuật Trồng Cây Khóm (Dứa) Phần 1 Kỹ Thuật Trồng Cây Khóm (Dứa) Phần 1

Dứa là cây ăn quả nhiệt đới mới được loài người đưa vào trồng trọt cách cây gần 500 năm. Nhưng đến nay cây dứa đã là một cây được phát triển khá rộng rãi nhất là từ khi phát triển kỹ thuật làm dứa hộp và cuối thế kỷ 19. Cho đến nay hầu hết các nước ở vùng nhiệt đới đều có trồng dứa. Sản lượng dứa trên thế giới tăng lên rất nhanh. Hằng năm tổng sản lượng trên thế giới đạt trên dưới 3 triệu tấn.

Tuesday. March 5th, 2013
Kỹ Thuật Trồng Cây Khóm (Dứa) Phần 5 Kỹ Thuật Trồng Cây Khóm (Dứa) Phần 5

Lượng phân bón nhiều hay ít phụ thuộc và đất tốt hay xấu, mật độ trồng dãy hay thưa và cũng còn phụ thuộc vào giống dứa có chịu được phân bón hay không

Tuesday. March 5th, 2013
Kỹ Thuật Trồng Cây Khóm (Dứa) Phần 7 Kỹ Thuật Trồng Cây Khóm (Dứa) Phần 7

Dứa là một cây ít bị sâu bệnh phá hại so với nhiều loại cây trồng khác. Tuy vậy ở hầu khắp các vùng trống dứa trên thế giới. người ta đều thấy dứa thường bị hại bởi rệp sáp và bệnh héo. Đặt biệt rệp sáp và bệnh héo thường xuất hiện cùng nhau và có quan hệ mật thiết với nhau.

Tuesday. March 5th, 2013
Kỹ Thuật Trồng Cây Khóm (Dứa) Phần 3 Kỹ Thuật Trồng Cây Khóm (Dứa) Phần 3

Chọn những vùng có điều kiện đất đai và khi hậu phù hợp với yêu cẩu của cây dứa, nhất là về địa hình thuận lợi, cao và thoát nước, không bị ảnh hường của nước ngầm, không bị sương muối, lũ lụt phá hại. Cũng cẩn chú ý trống dứa trên những loại đất có thành phần cơ giới nhẹ, đất xốp thoảng khí.

Tuesday. March 5th, 2013
Sử Dụng Phân NPK Văn Điển Cho Cây Dứa Sử Dụng Phân NPK Văn Điển Cho Cây Dứa

Cây dứa có nhu cầu dinh dưỡng rất lớn để nuôi cây và đảm bảo năng suất. Hơn nữa, do mật độ trồng trên một đơn vị diện tích lớn, tổng lượng sinh khối cao, cho nên dứa hút rất nhiều chất dinh dưỡng từ đất.

Saturday. February 15th, 2014