Sử Dụng Phân NPK Văn Điển Cho Cây Dứa
Cây dứa có nhu cầu dinh dưỡng rất lớn để nuôi cây và đảm bảo năng suất. Hơn nữa, do mật độ trồng trên một đơn vị diện tích lớn, tổng lượng sinh khối cao, cho nên dứa hút rất nhiều chất dinh dưỡng từ đất.
1. Đặc điểm và nhu cầu dinh dưỡng của cây dứa:
Cây dứa hút rất nhiều chất dinh dưỡng từ đất, 1 hecta đất trồng dứa lấy đi 86kg N (thân lá 74kg, quả 9kg), 28kg P2O5 (thân lá 23kg, quả 5kg), 437 kg K2O (thân lá 402 kg, quả 35 kg) và các chất trung vi lượng như canxi, magiê, bo…
Dứa là loại cây không kén đất, có thể trồng ở đất đồi dốc, tráng nắng, đất phèn nhẹ (ở đồng bằng sông Cửu Long), nhưng do bộ rễ của dứa phát triển yếu và phân bố tập trung ở tầng đất mặt, nên yêu cầu đất phải thoát nước, tơi xốp, thoáng khí, độ chua thích hợp pH: 4,5 - 5,5 (mặc dù dứa cần canxi nhưng đất nhiều vôi không thích hợp với sinh trưởng của cây dứa). Ngoài các nguyên tố đa lượng (đạm, lân, kali), cây dứa còn có nhu cầu rất lớn đối với một số nguyên tố trung và vi lượng, cụ thể canxi, magiê, bo…
2. Bón phân cho cây dứa:
+ Chủng loại phân bón:
- Bón lót: Sử dụng các loại phân ĐYT NPK 6.12.5 chuyên bón lót cho dứa (N=6%; P2O5=12%; K2O=5%; S=2%; MgO=8%; CaO=16%; SiO2=15%) ngoài ra có các chất vi lượng như Bo, Mn, Zn, Cu, Co...
- Bón thúc: Sử dụng phân ĐYT NPK 15.5.20 chuyên dùng bón thúc (N=15%; P2O5=5%; K2O=20%; S=2%; MgO=5%; CaO=8%; SiO2=7%) ngoài ra có các chất vi lượng như Bo, Mn, Zn, Cu, Co...
Phân ĐYT NPK của Công ty cổ phần Phân lân nung chảy Văn Điển là phân bón đa chất, ngoài việc cung cấp đầy đủ, đồng thời các chất đa lượng (N,P,K) còn bổ sung thêm các nguyên tố trung và vi lượng rất cần thiết cho cây dứa như canxi, magiê, silíc, bo, kẽm, đồng... khi bón phân NPK Văn Điển cây dứa tránh được hiện tượng sốc do việc bón vôi làm thay đổi đột ngột độ kiềm của đất mà vẫn đảm bảo việc cung cấp đủ canxi, magiê cho cây.
+ Mức bón và cách bón:
Bón phân cho cây dứa nên bón nông, bón trực tiếp xung quanh gốc và chia làm nhiều lần bón vì bộ rễ của cây dứa ăn nông và hẹp. Có thể bón phân theo rãnh hoặc hốc.
Bón rãnh: Cày rạch hai bên hàng dứa, bón phân vào các đường rạch xong lấp đất lại kết hợp với vun hàng cho dứa. Cách bón này khá nhanh, nhưng chỉ áp dụng với nơi đất bằng và ở thời kỳ cây còn nhỏ.
Bón hốc: Đào hốc sâu 5 - 10cm, giữa khoảng cách 2 hàng dứa, trong 1 hàng kép, bón phân vào hốc rồi lấp đất. Với cách này lượng phân bón không được rải đều, việc lấp đất có khó khăn hơn với giống dứa nhiều gai, đôi khi ảnh hưởng trực tiếp với lá dứa.
Bón lót: Sau khi trồng, cây dứa sinh trưởng chậm, nên cần phải bón lót trước khi trồng đối với vụ đầu tiên, bón lót ngay sau khi thu hoạch quả đối với các vụ sau của cây dứa là cần thiết. Bón lót cho dứa có ảnh hưởng quyết định đến thời gian sinh trưởng của cây, làm cho cây ra hoa, kết quả sớm.
Bón 1.000 - 1.200 kg lân Văn Điển (hoặc 500 - 600 kg vôi) khi làm đất, bón 10 - 20 tấn phân chuồng hoai mục hoặc phân rác hữu cơ và 600 - 800 kg phân NPK 6.12.5/1ha, bón theo rạch hàng đường cày trước khi trồng 3 - 4 ngày.
Bón thúc: Bón thúc cho cây dứa cần chia ra làm nhiều đợt bón, cụ thể:
+ Đợt 1: Sau trồng khoảng 3 tháng, bón thúc giai đoạn này giúp cây non hồi xanh nhanh, chuẩn bị bước vào giai đoạn sinh trưởng mạnh.
Bón 400 - 500 kg phân NPK 15.5.20 và 100 - 150 kg kali/ha.
+ Đợt 2: Sau trồng khoảng 6 tháng, ở thời kỳ này cây dứa bắt đầu sinh trưởng mạnh cả về thân, lá, rễ. Bón thúc giai đoạn này làm tăng tốc độ ra lá cũng như làm xoè rộng tán.
Bón 400 - 500 kg phân NPK 15.5.20/ha.
+ Đợt 3: Sau trồng khoảng 9 - 10 tháng (trước khi xử lý ra hoa 2 tháng), bón thúc giai đoạn này có tác dụng kích thích sự phân hoá hoa tự, tạo tiền đề cho cây ra hoa kết quả tốt, quả phát triển nhanh.
Bón 900 - 1.100 kg phân NPK 15.5.20/ha. Để đạt được năng suất tối đa có thể bón thêm 1 đợt thúc vào thời điểm sau khi hoa nở xong, kết hợp với tỉa chồi hoặc hạn chế chồi ngọn phát triển. Bón thúc để nuôi quả chỉ cần dùng phân Kali có thể bổ sung thêm một số nguyên tố vi lượng, nhất là bo.
Chú ý: Các lần bón phân phải đánh rạch cách gốc 20 -35 cm, bón phân xuống dưới rồi lấp đất kín phân, kết hợp với tưới ẩm.
Có thể chia nhỏ lượng phân tổng số để bón làm 5 hoặc 6 lần để cây hấp thu dinh dưỡng tốt hơn, nhưng lần cuối không được quá muộn, phải kết thúc ít nhất 2 tháng trước khi xử lý.
Related news
Cây dứa có thể trồng nhiều tháng trong năm, nhưng để tự nhiên sẽ cho thu quả vào một thời vụ nhất định (tháng 6 – 7) và phụ thuộc vào thời gian phân hóa mầm hoa
Theo ông Nguyễn Văn Hòa - xã Mỹ Phước, huyện Tân Phước (Tiền Giang): 2 tháng trước, không khí các vườn khóm ở Tân Phước hết sức ảm đạm do giá khóm nguyên liệu cho chế biến xuất khẩu đột ngột giảm mạnh, chỉ còn 2.000 - 2.200 đồng/kg
Chỉ nên xử lý ra hoa đối với những lô dứa có tuổi từ 13-14 tháng sau khi trồng, tương ứng với chiều cao từ 80-90cm và có 38-40 lá hoạt động
Dứa cayenne là một loại cây trồng có khã năng thích nghi rộng phát triển tốt trên nhiều loại đất đặc biệt là đất phèn cho năng suất khá cao, đem lại hiệu quả kinh tế lớn
Dứa được coi là một trong những cây ăn quả nhiệt đới hàng đầu, loại quả “vua”, rất được ưa chuộng. Ngoài giá trị dinh dưỡng, mùi thơm hấp dẫn còn có chất Bromelin là một loại men thủy phân protein, có thể làm giảm mỡ máu rất hiệu quả, đồng thời chữa được các bệnh rối loạn tiêu hóa, ức chế phù nề và tụ huyết, làm vết thương mau thành sẹo....