Kịp Thời Bón Phân Văn Điển Cho Lúa Xuân
Thời tiết rét đậm vào giữa tháng 2 đúng vào thời vụ tập trung cấy lúa xuân của Hà Nội nhưng do cán bộ chỉ đạo sản xuất nông nghiệp và bà con nông dân xử lý nên đã hạn chế diện tích lúa chết rét.
Bón lót phân kịp thời
Nông dân ngoài việc sử dụng các giải pháp chống rét thông thường, còn sử dụng biện pháp bón phân cho mạ, bón lót và bón thúc bổ sung kịp thời ngay sau khi thời tiết ấm lên cho lúa mau hồi phục nên diện tích lúa chết rết rất thấp. Điều đó đã được chứng minh ở một số huyện và HTX đã sử dụng hợp lý các loại phân bón trong đó có phân bón của Công ty CP Phân lân Văn Điển.
Huyện Mê Linh nổi tiếng với nghề trồng hoa, việc thâm canh lúa trong những năm gần đây cũng có nhiều tiến bộ. Ông Phùng Văn Chiến - Trưởng phòng Kinh tế cho biết: “Do áp dụng được nhiều biện pháp chống rét nên diện tích lúa chết rét toàn huyện chỉ có hơn 20ha trên 4.350ha lúa đã gieo cấy, kể cả trên mạ và trên lúa hầu hết đều được bón lót phân NPK Văn Điển”.
Xuôi về phía nam thành phố Hà Nội các huyện đồng trũng Thanh Oai, Phú Xuyên, Ứng Hoà, Mỹ Đức đã thành tập quán chủ yếu sử dụng sản phẩm của Công ty Phân lân Văn Điển nên có nhiều kinh nghiệm bón lót phân lân nay là lót NPK cho mạ và cho lúa để tăng khả năng chịu rét và phòng ngừa bệnh nghẹt rễ.
Bà Lê Thị Kim Thuý - Trưởng phòng Kinh tế huyện Mỹ Đức cho hay: “Đến ngày 3.3 toàn huyện đã gieo cấy xong 8.084ha lúa. Nét mới trong vụ xuân năm nay là huyện đưa nhiều diện tích lúa lai lên trên 40% tổng diện tích và giống lúa lai chủ yếu là giống GS9. Về phân bón có nhiều loại được sử dụng nhưng loại phân bón có uy tín và hiệu quả chiếm thị phần chủ yếu vẫn là phân đa yếu tố NPK Văn Điển.”
An Mỹ, huyện Mỹ Đức là một lá cờ đầu trong ngành nông nghiệp của thành phố, ông Nguyễn Văn Tài- Chủ nhiệm HTX phấn khởi: “Đã có kinh nghiệm nhiều vụ gieo sạ nên thấy rét đậm kéo dài không sốt ruột, chỉ đến khi thời tiết ấm từ ngày 16 đến ngày 18.2 mới gieo. Hiện nay chúng tôi đang lấy nước, bón thúc phân NPK Văn Điển, lúa lên xanh đều không phải tỉa giặm”.
Việc sử dụng phân bón Văn Điển cũng tăng hiệu quả chống rét rõ rệt, ông Lê Văn Tín - Chủ nhiệm HTX Ngọc Động, huyện Ứng Hoà nhận xét: “Từ nhiều năm nay HTX sử dụng chủ yếu phân bón của Công ty CP Phân lân Văn Điển.
Có thể một nguyên nhân vụ này hầu hết được bón lót phân NPK Văn Điển nên không có diện tích lúa bị chết rét. Đến nay nhiều ruộng lúa được bón NPK Văn Điển lúa đã ra lá nõn xanh non và bắt đầu đẻ nhánh, so với ruộng không bón hầu như lúa chưa thay lá mới”.
Bón thúc phải đúng kỹ thuật
Kinh nghiệm qua nhiều năm vụ xuân đầu vụ gặp khó khăn do thời tiết rét đậm ảnh hưởng tới mạ và lúa mới cấy nhưng khắc phục được đảm bảo cấy hết diện tích, kịp thời vụ và được cơ cấu giống hợp lý thì vụ đó được mùa lớn. Bước đầu trong sản xuất lúa vụ xuân Hà Nội đã làm được như vậy.
Hiện nay tiết xuân ấm nồng, mưa xuân bay nhè nhẹ như tiếp sức cho những cánh đồng lúa xuân lên xanh mơn mởn. Hoà trong khí thế sôi nổi bà con nông dân đang dồn sức ra đồng chăm sóc cho lúa.
Theo khuyến cáo của các nhà kỹ thuật: Cùng với việc đảm bảo đủ nước, cào cỏ, phòng trừ sâu bệnh, việc bón phân thúc đúng kỹ thuật cũng là một trong những khâu quan trọng.
Theo khuyến cáo của các nhà kỹ thuật: Cùng với việc đảm bảo đủ nước, cào cỏ, phòng trừ sâu bệnh, việc bón phân thúc đúng kỹ thuật cũng là một trong những khâu quan trọng.
Thời tiết như vụ xuân năm nay trà lúa cấy sau tết khoảng 10.2 sau cấy 15 – 20 ngày phải bón thúc + cào cỏ, trà lúa cấy giữa tháng 2 đến đầu tháng 3 sau cấy 10 – 15 ngày phải bón thúc + cào cỏ. Tốt nhất là thăm đồng khi thấy lúa bén chân bắt đầu ra lá mới là bón thúc + cào cỏ. Kể cả bón bằng phân đạm hoặc phân NPK chỉ bón thúc một lần như trên sau này chỉ bón đón đòng khi lúa có biểu hiện thiếu phân và sạch sâu bệnh.
Phải bón thúc sớm, bón tập trung như vậy để cung cấp kịp thời thức ăn cho lúa đẻ nhánh vì ngay sau khi lúa bén chân là lúa đẻ nhánh và thời gian đẻ nhánh hữu hiệu không dài. Thực tế nông dân thường bón thúc muộn, phân đạm hoặc phân NPK chia làm nhiều đợt bón làm cho lúa đẻ lai dai sinh ra nhiều nhánh vô hiệu và dễ phát sinh sâu bệnh “lúa đủ dảnh hữu hiệu rồi phải đặt vòng cho lúa, lại tháo vòng ra”.
Loại phân bón thúc nên thay bón phân đạm đơn bằng bón phân NPK trong đó có loại phân được ưa chuộng phổ biến là phân đa yếu tố NPK 16.5.17 chuyên dùng bón thúc cho lúa của Công ty CP phân lân Văn Điển, bón một sào từ 15 – 20kg.
Related news
Theo đó, hiện thương lái mua tại vườn, dừa xiêm 30.000 đ/chục, dừa ta (khô) 70.000 đ/chục. Trong khi đó, nếu nông dân tự hái đem đến vựa hoặc bỏ mối cho quán nước giải khát thì giá cao hơn: dừa xiêm 50.000 đ/chục, dừa khô 100.000 đ/chục. Theo cô Nga, với 150 gốc dừa xiêm và dừa ta hiện cho thu nhập bình quân khoảng 3 triệu đồng/tháng.
Với hiệu quả kinh tế mang lại, trong những năm gần đây mô hình nuôi cá lóc thương phẩm trong ao đất phát triển mạnh, được nông dân Khu phố 2, Phường Vĩnh Lợi, Thành phố Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang, hưởng ứng nuôi rất nhiều, trong số đó có hộ bà Phạm Thị Ém (số nhà 196 - đường Nguyễn Biểu) - một xã viên Hợp tác xã nuôi cá Thắng Lợi là một điển hình.
Trong vụ hè thu vừa qua, nông dân ở một số tỉnh, thành phố: Hải Dương, Hải Phòng và Ninh Bình trồng giống cà chua lai F1 Mongal do Công ty TNHH sản xuất và thương mại Xanh cung cấp, nhưng không đậu quả. Người dân đã phản ánh đến các cơ quan chức năng và kiến nghị doanh nghiệp đền bù thiệt hại, nhưng đến nay vẫn chưa nhận được một khoản tiền đền bù nào.
Từ khi cao su xuống giá, nhiều nông dân đã tìm cây trồng thay thế. Nhiều hộ bắt đầu trồng những cây có hướng kinh tế cao hơn, trong đó nổi lên là cây sưa đỏ. Những lời đồn thổi về giá trị của cây sưa đỏ trưởng thành đã khiến không ít nông dân ồ ạt chạy theo.
Sự kiện này đánh dấu quá trình đầu tư không ngừng của đại gia sữa này trong việc phát triển cơ sở hạ tầng đáp ứng chuẩn quốc tế cho hệ thống chuồng trại, xử lý nước thải, làm mát, ép phân tự động, thức ăn chăn nuôi cho bò sữa...