Kinh Tế VAC Phát Triển Cả Chiều Rộng Và Chiều Sâu

Được thành lập ngày 1 - 4 -1992, đến nay Hội Làm vườn tỉnh vừa tròn 20 tuổi. Hội ra đời và phát triển đã đáp ứng được yêu cầu và nguyện vọng mong mỏi của những người yêu nghề làm kinh tế vườn (cây ăn quả, cây công nghiệp), nuôi trồng thủy sản, chăn nuôi gia súc, gia cầm (VAC), từng bước trở thành một nhân tố tích cực trong phong trào phát triển kinh tế VAC nói riêng và kinh tế của tỉnh nói chung.
Đến nay, Hội Làm vườn tỉnh đã phát triển thành một tổ chức hội nghề nghiệp từ tỉnh đến cơ sở; đã có 6/7 huyện, thành phố, 95/140 xã phường có tổ chức hội, với hơn 120 chi hội, gần 13.000 hội viên gồm nhiều thành phần nông dân, công nhân, cán bộ đương chức, nghỉ hưu, cựu chiến binh... những người yêu thích nghề, say sưa kinh tế VAC.
Là một tổ chức hội nghề nghiệp, xã hội, một hội kinh tế kỹ thuật, một tổ chức quần chúng tự nguyện rộng rãi từ cơ sở, Hội Làm vườn coi trọng công tác tuyên truyền giáo dục cho hội viên hiểu biết đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước, của tỉnh về việc phát triển kinh tế VAC, kinh tế gia đình, kinh tế trang trại, đi liền với bảo vệ môi trường sinh thái và phát triển bền vững.
Hội tham gia các chương trình đào tạo, tập huấn chuyển giao kỹ thuật làm kinh tế VAC cho hội viên và những kiến thức cơ bản về hệ sinh thái VAC; về xây dựng nền nông nghiệp bền vững, sản phẩm nông nghiệp sạch; về sản xuất hàng hóa, tiếp cận thị trường, cách chế biến, bảo quản sản phẩm, mẫu mã, bao bì, maketting, tìm thị trường, giới thiệu chào hàng, xây dựng thương hiệu hàng hóa, tìm đối tác liên doanh, liên kết để tiêu thụ sản phẩm.
Cách lập các dự án vay vốn ngân hàng, xin hỗ trợ của các tổ chức kinh tế phi chính phủ, cách quản lý tổ chức, quản lý lao động, quản lý công việc, quản lý tài chính, tính toán hiệu quả kinh tế đầu tư ngắn hạn, dài hạn để thực hiện các dự án, những kiến thức cơ bản về phát triển kinh tế trang trại.
Tổ chức cho các hội viên đi tham quan trong nước và nước ngoài để trao đổi học tập kinh nghiệm làm kinh tế VAC; cung cấp các tài liệu kỹ thuật, những kiến thức công nghệ mới cho hội viên. Hội đã tích cực tham gia các chương trình kinh tế, xã hội của tỉnh như chương trình cải tạo ao hoang, chuồng trống, vườn tạp thành những cơ sở làm kinh tế VAC có hiệu quả.
Đến nay, đã có hàng nghìn ao hoang, chuồng trống, vườn tạp được cải tạo đưa vào thâm canh nâng cao chất lượng về quy mô làm kinh tế VAC, có thu nhập trên 100 triệu đồng/năm và có nhiều hộ làm kinh tế VAC giỏi các cấp. Hội đã tập hợp trên 100 hội viên để tổ chức thành lập Câu lạc bộ trang trại của những hộ có thu nhập trên 100 triệu đồng/năm, làm nơi tổ chức sinh hoạt giao lưu học hỏi, trao đổi kinh nghiệm tham quan các mô hình làm kinh tế VAC giỏi trong nước và nước ngoài.
Đây là một câu lạc bộ trang trại được thành lập đầu tiên trong toàn quốc, sau này đã có nhiều thành viên tham gia Câu lạc bộ trang trại Việt Nam.
Hội đã tổ chức phát động phong trào phát triển VAC gắn liền với chương trình xóa đói giảm nghèo, tiến tới làm giàu chính đáng. Nhiều gia đình nghèo nhờ làm kinh tế VAC đã tận dụng được đất đai, lao động nhàn rỗi, tiền vốn, trí tuệ... cộng với sự giúp đỡ, hỗ trợ của Nhà nước về cơ chế chính sách, của cộng đồng, của hội đã thoát nghèo, trở thành hộ khá giả.
Phong trào làm kinh tế VAC với Cuộc vận động xây dựng vườn cây ăn quả tình nghĩa, giúp các gia đình chính sách cải thiện cuộc sống... Hội đã giúp đỡ kỹ thuật, cung cấp cây giống, con giống có chất lượng cho trên 100 gia đình chính sách và hộ nghèo. Việc làm tuy nhỏ nhưng thể hiện truyền thống tốt đẹp, đạo lý uống nước nhớ nguồn của dân tộc ta.
Hàng năm, hội đã tham gia các chương trình khuyến viên do Trung ương Hội Làm vườn Việt Nam giao để xây dựng các mô hình trình diễn, ứng dụng những tiến bộ về khoa học kỹ thuật, góp phần chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi để phát triển nông nghiệp bền vững. Hội đã tổ chức đào tạo nghề cho hàng nghìn hội viên, nông dân của tỉnh như: Nghề làm vườn, chăn nuôi, trồng hoa, sinh vật cảnh, nghề nuôi trồng các loại nấm ăn.
Hội đã tham gia VACVINA, xây dựng, hướng dẫn lắp đặt trên 1.000 hầm khí biogas, đây là một dự án đã đem lại nhiều lợi ích thiết thực cho các hộ chăn nuôi, giảm ô nhiễm môi trường, cung cấp năng lượng, chất đốt rẻ tiền, tiện lợi và văn minh trong cuộc sống sinh hoạt gia đình, ngăn chặn nạn chặt phá rừng lấy củi làm chất đốt, thúc đẩy ngành chăn nuôi phát triển, có nguồn phân sạch để sản xuất rau sạch.
Kỷ niệm 20 năm ngày thành lập Hội làm vườn tỉnh, thời gian chưa nhiều so với lịch sử lâu đời của nghề làm vườn, nhưng cái được có ý nghĩa mà mọi người dễ nhận thấy là kinh tế VAC ở tỉnh ta đang phát triển cả chiều rộng và chiều sâu. Tất cả các huyện, xã đã thu hút được nhiều hộ, nhiều lao động, nhiều vốn đất đai, vật tư, trí tuệ ở nông thôn, thành phố, thị trấn để làm kinh tế VAC...
Từ đó đã tạo ra một khí thế sôi động, một lớp người mới biết yêu quý đất đai, trí tuệ, sức lao động, say sưa làm việc để làm giàu cho gia đình, làm tăng của cải cho xã hội, đi theo định hướng sản xuất hàng hóa từ kinh tế VAC, tạo nên một nền kinh tế - xã hội bền vững, ổn định, phát triển, đi vào lòng người, gắn bó với mọi gia đình.
Related news

Vào trung tuần tháng 11/2014, anh Lê Văn Điền, ấp Cồn Trứng, xã Trường Long Hòa (Trà Vinh) thu hoạch 3 công cây hành tím, năng suất chưa đầy 1 tấn/công (một công là 1.000 m2), với giá bán 11.000 đồng/kg, sau khi trừ các khoản chi phí anh Điền thu về lợi nhuận hơn 16 triệu đồng.

Theo đó, hiện thương lái mua tại vườn, dừa xiêm 30.000 đ/chục, dừa ta (khô) 70.000 đ/chục. Trong khi đó, nếu nông dân tự hái đem đến vựa hoặc bỏ mối cho quán nước giải khát thì giá cao hơn: dừa xiêm 50.000 đ/chục, dừa khô 100.000 đ/chục. Theo cô Nga, với 150 gốc dừa xiêm và dừa ta hiện cho thu nhập bình quân khoảng 3 triệu đồng/tháng.

Với hiệu quả kinh tế mang lại, trong những năm gần đây mô hình nuôi cá lóc thương phẩm trong ao đất phát triển mạnh, được nông dân Khu phố 2, Phường Vĩnh Lợi, Thành phố Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang, hưởng ứng nuôi rất nhiều, trong số đó có hộ bà Phạm Thị Ém (số nhà 196 - đường Nguyễn Biểu) - một xã viên Hợp tác xã nuôi cá Thắng Lợi là một điển hình.

Trong vụ hè thu vừa qua, nông dân ở một số tỉnh, thành phố: Hải Dương, Hải Phòng và Ninh Bình trồng giống cà chua lai F1 Mongal do Công ty TNHH sản xuất và thương mại Xanh cung cấp, nhưng không đậu quả. Người dân đã phản ánh đến các cơ quan chức năng và kiến nghị doanh nghiệp đền bù thiệt hại, nhưng đến nay vẫn chưa nhận được một khoản tiền đền bù nào.

Từ khi cao su xuống giá, nhiều nông dân đã tìm cây trồng thay thế. Nhiều hộ bắt đầu trồng những cây có hướng kinh tế cao hơn, trong đó nổi lên là cây sưa đỏ. Những lời đồn thổi về giá trị của cây sưa đỏ trưởng thành đã khiến không ít nông dân ồ ạt chạy theo.