Home / Gia súc-Gia cầm / Nuôi gà

Kinh Nghiệm Nuôi Gà Sao

Kinh Nghiệm Nuôi Gà Sao
Publish date: Thursday. December 29th, 2011

Sau các đợt dịch cúm gia cầm hoành hành, anh Trần Văn Lực ở huyện Chợ Gạo, Tiền Giang chuyển sang các mô hình chăn nuôi mới, đó là nuôi gà sao. Đây là giống gà có nhiều triển vọng, hình dáng đẹp, có thể nuôi làm cảnh, chất lượng thịt ngon đáp ứng nhu cầu tiêu dùng. Đặc biệt giống gà này có sức đề kháng rất tốt, ít khi bị bệnh. Đến nay anh đã có trang trại với gần 3.000 con gà sao.

“Vua” gà sao Tiền Giang

Ban đầu chỉ nuôi làm cảnh, qua thời gian nuôi thấy gà sao dễ nuôi, chất lượng thịt thơm ngon, bán được giá cao nên anh Trần Văn Lực ở huyện Chợ Gạo, Tiền Giang đầu tư nuôi gà sao quy mô công nghiệp. Đặc biệt, gà sao có sức đề kháng tốt, ít bị dịch bệnh, nhất là các loại bệnh truyền nhiễm do virus. Hiện trang trại anh Lực có 3.000 con gà sao, giá gà giống 40.000 đồng/con nhưng không đủ cung cấp.

Gà thịt thương phẩm hiện giá cao, từ 100.000 - 120.000 đồng/kg, gà hậu bị giống 90 ngày tuổi giá 200.000 đồng/con. Hiện anh Lực phát triển gần 20 vệ tinh nuôi trên 5.000 gà thịt và hậu bị nhưng vẫn không đủ cung ứng. Thịt gà sao trở thành món ăn độc đáo trong các thực đơn ở nhà hàng, quán ăn lớn. Thị trường tiêu thụ chủ yếu là TP.HCM, Vũng Tàu, Lâm Đồng, Cần Thơ, An Giang… Ngoài ra, người mua gà sao để nuôi làm cảnh trong vườn, trang trại hay khu du lịch cũng tăng cao.

Anh Lực cho biết, loại gà sao hay còn gọi là trĩ sao thích sống theo bầy đàn, thích bay khi di chuyển, kêu to, hình dáng đẹp nên rất nhiều người đặt mua làm cảnh. Gà sao trưởng thành nặng 2,2 - 2,5 kg/con, đẻ theo mùa và đẻ sai. Gà chịu được nhiệt độ cao, phù hợp nhất với các tỉnh từ nam Trung bộ trở vào, nhất là ĐBSCL và đông Nam bộ.

Kinh nghiệm nuôi gà sao

Theo anh Lực, nuôi gà sao cần hiểu rõ đặc tính hoang dã của chúng. Nhược điểm là nhút nhát, kêu và bay nhảy suốt ngày. Khắc phục bằng cách nuôi mật độ thưa, nuôi bán chăn thả, có lưới bao quanh để tránh gà bay ra ngoài. Chuồng trại ở nơi cao ráo, thoáng mát, có thể tận dụng chuồng nuôi heo, bò, gà, vịt khác…

Nuôi quản lý theo hướng công nghiệp hoặc bán công nghiệp, mật độ nuôi gà thịt 5 - 7 con/m2, gà đẻ 2 - 3 con/m2, phải có sân cát hoặc vườn để vận động và tắm nắng. Gà sao tự đẻ theo mùa (đầu và đến cuối mùa mưa) và ấp trứng nhưng hiệu quả không cao do gà sao không biết chăm sóc con như gà ta. Nên sử dụng tủ ấp, sau 26 - 28 ngày gà nở, sau đó cho vào lồng úm nhiệt 35 - 370C, giảm dần giờ úm khi gà lớn.

Gà sao rất dễ nuôi, chịu được những điều kiện nuôi thất thường, có thể sử dụng thức ăn công nghiệp, bổ sung phụ phẩm nông nghiệp như bắp, lúa, tấm, cám… Đặc biệt gà sao thích ăn rau xanh như lục bình, rau muống, cỏ… Tỷ lệ tiêu tốn thức ăn là 2,8 kg/kg thịt. Cho gà uống nước sạch hoặc qua lắng lọc, có thể pha thêm chất điện giải, vitamin C, A, D, E, B comlex... để tăng sức đề kháng, chống stress cho gà khi thời tiết thay đổi hay chuyển chuồng.

Qua nhiều năm nuôi, anh Lực chưa thấy gà sao nhiễm các loại bệnh do virus, trong đó có dịch cúm gia cầm. Tuy nhiên, người nuôi không được chủ quan mà vẫn phải vệ sinh chuồng trại, tiêu độc khử trùng, tuân thủ các quy định chăn nuôi của thú y. Anh Lực lưu ý, gà sao thường mắc một số bệnh về đường ruột như Salmonella (thương hàn), E.coli, ấu trùng… Trong quá trình nuôi, anh Lực sử dụng các loại kháng sinh thông thường để phòng trị bệnh cho gà trong trường hợp thật sự cần thiết, đồng thời tuân thủ hướng dẫn, liều lượng.


Related news

Bệnh cầu trùng gà (Phần 1) Bệnh cầu trùng gà (Phần 1)

Đây là một trong những bệnh thường gặp và gây tỷ lệ chết cao. Nếu không phòng trị bệnh kịp thời và đúng cách sẽ gây thiệt hại lớn đến ki

Friday. October 6th, 2017
Cách phòng chống bệnh cầu trùng tự nhiên Cách phòng chống bệnh cầu trùng tự nhiên

Để phòng bệnh cầu trùng, người nuôi gia cầm cần làm sạch và khử trùng chuồng, sử dụng coccidiostats trong khẩu phần ăn hoặc tiêm phòng cho gia cầm.

Thursday. October 19th, 2017
Thách thức và giải pháp để đương đầu với ve bét ở gia cầm Thách thức và giải pháp để đương đầu với ve bét ở gia cầm

Bét đỏ ngày càng trở thành một vấn đề nghiêm trọng nhất đối với nhà sản xuất trứng và bây giờ nó đã lan tràn hầu như toàn cầu.

Thursday. October 19th, 2017
Các nhà khoa học tìm hiểu di truyền học dựa vào tăng trọng ở gà Các nhà khoa học tìm hiểu di truyền học dựa vào tăng trọng ở gà

Trong nghiên cứu này, họ sử dụng các dòng có trọng lượng cao và thấp được lựa chọn qua 40 thế hệ cho giao phối chéo nhau theo một cách tiên tiến.

Saturday. October 21st, 2017
Lời khuyên quản lý để ngăn chặn hiện tượng mổ lông Lời khuyên quản lý để ngăn chặn hiện tượng mổ lông

Theo Christine Nicol của Đại học Bristol, các yếu tố nguy cơ quản lý và ảnh hưởng di truyền có tác động đến việc mổ lông.

Saturday. October 21st, 2017