Khả năng sinh trưởng và phát triển của gà HMông nuôi bán chăn thả
Gà H’Mông (da đen, thịt đen, xương đen) là giống gà địa phương có từ lâu đời tại một số tỉnh miền núi phía Bắc, rất được người dân ưa thích.
Nhóm tác giả đã tìm hiểu khả năng sinh trưởng của gà H’Mông nuôi bán chăn thả, tử đó xây dựng phương án phát triển phương thức chăn nuôi này trong nông hộ ở Sơn La.
Thí nghiệm sử dụng 300 gà 1 ngày tuổi, Giai đoạn 1 – 3 tuần tuổi gà được nuôi chung. Từ 4 tuần tuổi gà được chia đều 3 lô (100 con/ lô) để nuôi đến 17 tuần tuổi. Lô đối chứng (ĐC): nuôi nhốt 12 giờ, bổ sung cám ngô 50% + cám gạo 50%. Lô thí nghiệm 1 (TN1): nuôi nhốt 12 giờ + chăn thả 12 giờ, bổ sung cám ngô 30% + cám gạo 20% + cám Con cò 50%. Lô thí nghiệm 2 (TN2): nuôi nhốt 18 giờ + chăn thả 6 giờ, bổ sung cám ngô 30% + cám gạo 20% + cám Con cò 50%.
Kết quả cho thấy giai đoạn 0-3 tuần tuổi tỉ lệ nuôi sống gà 96,6%. Lúc 17 tuần tuổi bình quân khối lượng (KL) cơ thể gà TN1: 1.745g (trống) và 1.545g (mái); TN2: 1.792g (trống) và 1.402g (mái); lô ĐC 1.438g (trống) và 1.238g (mái). Tiêu tốn thức ăn/ kg tăng KL (14-17 tuần tuổi) TN1: 2,38kg; TN2: 2,29kg; ĐC: 2,61kg. Sinh trưởng tuyệt đối và tương đối tuân theo quy luật phát triển của các loài gia cầm. Như vậy nuôi bán chăn thả theo công thức TN1 cho khả năng sinh trưởng và phát triển tốt nhất.
Nguồn tin: Tạp chí KHKT Chăn Nuôi (Tháng 10/2014)
Related news
Nghiên cứu này nhằm xác định hàm lượng protein và các amino acids nội sinh ở gà Lương Phượng từ đó làm cơ sở để nghiên cứu tiêu hoá protein
Chọn giống gà trống ta (gà địa phương như gà Hồ, Đông Cảo, gà Mía hoặc gà lai giữa các giống trên với gà Ri) có màu lông đẹp, mắt sáng, nhanh nhẹn
Ấp trứng là khâu quan trọng cuối cùng trong quá trình sản xuất gia cầm giống, ảnh hưởng lớn đến số lượng và chất lượng gia cầm con trong tương lai