Kinh Nghiệm Nuôi Cá Rô Đầu Vuông
Tuy nhiên, với những đặc điểm vượt bậc về kích cỡ và tốc độ lớn so với cá rô bình thường nên cá rô đầu vuông đang ngày càng được nuôi phổ biến tại các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long. Đã có lúc người nuôi cá rô đầu vuông bị lỗ nặng do giá bán quá thấp bởi những tin đồn thất thiệt nhưng gần đây giá bán dần phục hồi.
Tại Long An, vào khoảng cuối năm 2010, mô hình nuôi cá rô đầu vuông cũng đang dần phát triển. Ông Võ Văn Hòa tại ấp Nhà Thờ, xã Tân Lân, huyện Cần Đước có thể nói là người đi đầu trong phong trào nuôi cá rô đầu vuông tại tỉnh nhà. Xuất phát từ hai bàn tay trắng, sau khi đi bộ đội về, là người sáng kiến, ông luôn tìm tòi, quan tâm đối tượng mới để phát triển. Từ khi nhận được thông tin về loài cá lạ xuất hiện tại Hậu Giang, ông đã mạnh dạn tìm hiểu và đem giống về nuôi.
Ông phấn khởi cho biết: “Tôi đến với nghề nuôi cá rô đầu vuông này là do nắm được thông tin trên báo và bè bạn nghề cá ở huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang. Thông qua những mối quan hệ ấy, tôi liền mua cá rô đầu vuông về nuôi. Thời điểm đó, tôi đặt 600.000 con cá bột với giá 30 đồng/con. Sau 3,5 tháng cá nuôi có trọng lượng từ 3 – 8 con/kg, thu được khoảng 4 tấn, bán lãi được 100 triệu”.
Xét về đặc điểm sinh học, khi còn nhỏ cá rô đầu vuông giống như cá rô đồng bình thường nhưng khi lớn lên, đầu to và vuông, vẩy màu vàng sậm, đuôi xòe và đỏ lợt, mình dài và hơi cong, có hai chấm đen ở gần đuôi và mang cá. Đây là loài cá dữ, ăn tạp thiên về động vật. Thức ăn cá bao gồm tôm, tép, cá con, sinh vật phù du, động vật không xương sống, các phụ phẩm nông nghiệp như cám, gạo, các phế phẩm nhà máy chế biến thủy sản… Trong nuôi thâm canh, cá sử dụng thức ăn viên với hàm lượng đạm thích hợp.
Cá rô đầu vuông có ưu điểm vượt trội là tốc độ sinh trưởng nhanh hơn rất nhiều so với cá rô đồng, con đực và con cái tăng trưởng đều nhau. Thời gian nuôi 4 tháng đầu có thể đạt trọng lượng 150-200 g/con và nếu kéo dài 7 tháng, trọng lượng cá có thể đạt từ 500-800 g/con. Thời gian nuôi càng kéo dài cá càng lớn chứ không giảm cân như cá rô đồng bình thường. Cá rô đầu vuông thành thục sau 8 tháng tuổi. Loài cá này có tập tính giữ con, sinh sản tập trung vào mùa mưa, tháng 6-7 và có khả năng sinh sản nhiều lần trong năm.
Trong nuôi cá rô đầu vuông thâm canh, để đạt hiệu quả cao, người nuôi cần quan tâm kỹ về điều kiện ao nuôi. Theo kỹ sư Trương Thị Lệ Thủy, Trung tâm Thủy sản Long An, người nuôi cần lưu ý:
Về chọn ao nuôi: Ao nuôi cá rô phải có diện tích tối thiểu trên 200m2. Độ sâu mực nước từ 1,6-2m. Xung quanh bờ ao phải thoáng, không có bóng cây. Ao phải chủ động được nguồn nước cấp và nguồn nước thải không ảnh hưởng đến các hộ nuôi xung quanh cũng như sinh hoạt của người dân.
Về cải tạo ao nuôi, bà con nên:
- Tát cạn nước trong ao nuôi, bắt hết cá tạp.
- Rải vôi nông nghiệp với lượng 7-10kg/100m2, phơi đáy ao từ 3-5 ngày.
- Bơm nước mới cho ao với mức nước 0,5m.
- Gây thức ăn tự nhiên cho ao: Có thể dùng bột đậu nành hòa vào nước, tạt xuống ao với lượng 3-5 kg/100m2 hoặc có thể dùng phân hóa học N-P-K với lượng 1-2 kg/100m2. 2 ngày sau tiến hành bơm nước đủ cho ao nuôi.
Về chọn giống:
Bất kỳ nuôi 1 đối tượng nào thì vấn đề chọn con giống rất là quan trọng. Đối với cá rô đầu vuông, để chọn giống tốt, người nuôi lưu ý 2 vấn đề. Thứ nhất, cỡ cá rô giống thích hợp nhất để thả là từ 150-200 con/kg. Thứ hai là con giống phải đồng cỡ, không dị hình, dị tật, cá bơi lội nhanh nhẹn, màu sắc tươi sáng. Ngoài chọn con giống tốt, người nuôi nên lưu ý khâu thả giống cũng không kém phần quan trọng. Thả giống cá rô phải vào lúc sáng sớm hoặc chiều mát, để bao cá giống xuống ao ngâm 10-20 phút rồi mở miệng bao cho cá ra từ từ. Mật độ nuôi từ 60-80 con/m2.
Về tin đồn ăn cá bị ung thư, thạc sỹ Phạm Phú Hùng, giám đốc Trung tâm Thủy sản Long An cho biết: “Trước đây từng có tin đồn ăn cá kèo sẽ bị ung thư, gần đây lại tin đồn tương tự đối với cá rô đầu vuông làm ảnh hưởng tâm lý người tiêu dùng gây thiệt hại nghiêm trọng cho người nuôi. Rõ ràng đây chỉ là những tin đồn thất thiệt. Cá rô đầu vuông có nguồn gốc từ cá rô đồng, thịt thơm ngon, bổ dưỡng. Cá có ưu điểm là mau lớn, hệ số tiêu tốn thức ăn thấp và đặc biệt là đạt được kích cỡ cá thương phẩm lớn, có thể 1 con đạt trọng lượng 700-800g”.
Trong nuôi cá rô đầu vuông thâm canh, bên cạnh các khâu cải tạo ao, chọn và thả giống cá thì khâu chăm sóc và quản lý sẽ quyết định đến hiệu quả kinh tế của mô hình. Kỹ sư Trương Thị Lệ Thủy cho biết:
Nếu nuôi thâm canh thì thức ăn cho cá rô đầu vuông chủ yếu là thức ăn công nghiệp hoặc chế biến:
- Thức ăn công nghiệp nên có độ đạm từ 28-35% tùy giai đoạn cá nuôi mà cho thức ăn có độ đạm khác nhau.
+ Cá giai đoạn mới thả đến 1 tháng tuổi: Cho ăn 35% độ đạm, khẩu phần ăn 5-7% trọng lượng cơ thể.
+ Cá giai đoạn 1 tháng đến 2 tháng tuổi: Cho ăn 30% độ đạm, khẩu phần ăn 4-6% trọng lượng cơ thể.
+ Cá giai đoạn 2 tháng đến thu hoạch: Cho ăn 28% độ đạm, khẩu phần cho ăn 2-3% trọng lượng cơ thể.
- Thức ăn chế biến: Gồm 30% bột cá hoặc cá tạp xay nhuyễn, cám gạo 70%. Trộn 2 loại này lại nấu chín cho cá ăn, khẩu phần cho ăn tương tự như cho cá ăn bằng thức ăn công nghiệp.
Bà con nên định kỳ 7-10 thay nước cho ao nuôi một lần, lượng nước thay từ 20-40% lượng nước trong ao để đảm bảo môi trường nước ao nuôi tốt, giúp cá ăn mạnh và mau lớn.
Nếu áp dụng đúng quy trình kỹ thuật, sau 3,5-4 tháng nuôi cá đạt trọng lượng 100-125g/con là có thể thu hoạch.
Như vậy nuôi cá rô đầu vuông không khó, tuy nhiên, để đảm bảo hiệu quả kinh tế, bên cạnh việc cho ăn theo chế độ dinh dưỡng như đã trình bày, bà con nên tận dụng các nguồn phụ phế phẩm sẵn có ở địa phương để bổ sung hoặc thay thế 1 phần khẩu phần thức ăn để giúp cá mau lớn. Tất nhiên, để đảm bảo lợi nhuận, người nuôi cần tính toán, tránh tình trạng nuôi ồ ạt giá bán sẽ giảm.
Related news
TL-6 được Trung tâm Lúa lai tạo và chọn lọc, đã đưa khảo nghiệm so sánh từ vụ mùa 2006 ở Thái Bình trong mạng lưới khảo nghiệm hẹp. Đánh giá qua 3 vụ khảo nghiệm đây là giống chất lượng, năng suất cao và chống chịu tốt nhất cả ở 2 vụ xuân và mùa. Thời gian sinh trưởng, TL-6 là giống lúa cảm ôn, ngắn ngày, từ gieo đến trỗ tương đương Q5. Vụ xuân 130-135 ngày, vụ mùa 105-110 ngày. Dạng cây đứng, khả năng đẻ nhánh trung bình, đẻ nhánh gọn, cứng và sóng cây, chiều cao trung bình trên dưới 100cm, cao hơn BT-7. Dễ phân biệt được với BT-7 và giống hạt nâu khác trong cùng điều kiện canh tác.
Nhà cung ứng, đơn vị chuyển giao khoa học kỹ thuật và bà con nông dân đều tỏ rõ sự phấn chấn, hồ hởi bởi kết quả sản xuất thử giống lúa lai mới Nam ưu 603 tại Thái Nguyên.
Sau 6 tháng trồng thử nghiệm, đến nay 100% diện tích lúa Một bụi đỏ gạo hồng đã cho thu hoạch với năng suất bình quân đạt 5,5 tấn/ha.
Giống ngô GS8 có tỷ lệ nảy mầm đạt trên 95%, cây con có bộ rễ chân kiềng sinh trưởng khoẻ, chống chịu sâu bệnh tốt.
Tình hình thời tiết diễn biến ngày càng phức tạp, đặc biệt là tình trạng khô hạn đã tác động nghiêm trọng đến sản xuất nông nghiệp mà lúa là cây trồng chịu nhiều ảnh hưởng nhất. Trong những năm gần đây, tình trạng khô hạn kéo dài, thiếu nước tưới cho sản xuất đã trở thành nỗi lo của người nông dân ở nhiều địa phương trên địa bàn thành phố