Kinh Nghiệm Nuôi Cá Chẽm Làm Giàu
Từ năm công đất thu nhập thấp, ông Nguyễn Khánh Nam (Khóm 2, P. Cam Lợi, TX Cam Ranh, Khánh Hòa) nghĩ cách nâng cao nhu nhập cho gia đình. Phong trào nuôi tôm sú ở tỉnh phát triển rầm rộ nhưng ông Khánh tìm hướng khác, ông tìm đến Trung tâm Khuyến Ngư Khánh Hòa và quyết tâm nuôi cá chẽm, loại cá có nhiều triển vọng xuất khẩu. Sau khi chuẩn bị ao, ông vào huyện Cần Giờ (Tp. Hồ Chí Minh) tìm mua 10.000 cá chẽm giống, giá 3000 đồng/con.
Chỉ trong 6 tháng nuôi cá đạt trọng lượng 0,8kg/con, thu hoạch được 7200kg, giá bán 40.000đồng/kg, trừ chi phí ông Khánh còn lời trên 75 triệu đồng. Mô hình nuôi cá chẽm của ông Khánh được đánh giá thành công và được Bộ Thủy sản mời báo cáo tại Hội thảo toàn quốc về kinh nghiệm nghiên cứu và ứng dụng khoa học - công nghệ trong nuôi trồng thủy sản vừa qua tại Vũng Tàu. Ông Khánh chia sẻ kinh nghiệm nuôi cá chẽm như sau:
Môi trường nuôi: độ mặn 30-35 phần ngàn, pH ao nuôi 7,5-8,5, nhiệt độ thích hợp 2-30 độ C, oxy hòa tan 6-8mg/lít. Chất đáy là cát pha bùn, độ sâu ao 1,3m. Trước khi thả cá ông Khánh cải tạo ao nuôi bằng cách tháo cạn nước, nạo vét đáy ao, rải vôi khắp ao với liều lượng 1000kg/5000m vuông, sau đó phơi khô đáy ao từ 5-7 ngày. Lấy nước vào ao qua lưới lọc, sau 5 ngày nước ổn định, tảo phát triển thì tiến hành thả cá giống. Thả cá vào lúc sáng sớm, mật độ thả 2con/m vuông (cá giống đạt kích thước 3-4cm/con).
Quản lý và chăm sóc: Thức ăn chủ yếu là cá tươi sống băm nhỏ như cá cơm, cá nục, cá liệt ... Lúc cá còn nhỏ, lượng thức ăn hằng ngày bằng 10% trọng lượng thân. Khi cá lớn đến 400g/con thì lượng thức ăn hằng ngày bằng 5% trọng lượng thân. Ông Khánh cho cá ăn mỗi ngày một lần vào lúc 8 giờ sáng (cá lớn khỏi phải băm mồi). Khi cho cá ăn cần quan sát mức độ ăn của cá để kịp thời điều chỉnh thức ăn phù hợp.
Do thức ăn của cá chẽm là cá tươi nên hàng ngày phải thay 20- 30% lượng nước trong ao (dựa vào thủy triều hoặc kết hợp máy bơm). Ông Khánh cho biết, trong quá trình nuôi phải thường xuyên theo dõi các yếu tố môi trường và hoạt động của cá. Khi rong tạp phát triển trong ao tiến hành làm vệ sinh, vớt rong ra khỏi ao để tránh hiện tượng cá chết do thiếu oxy. Có thể dùng máy quạt nước tăng lượng oxy khi cần thiết.
Mô hình nuôi cá chẽm của ông Khánh đạt năng suất cao, trên 14 tấn/ha/ vụ, lợi nhuận cao, có thể tận dụng ao nuôi tôm sú có cát pha bùn, hoặc ao nuôi tôm nghèo dinh dưỡng không đạt hiệu quả để nuôi cá chẽm.
Related news
Mô hình nuôi cá chẽm của ông Khánh đạt năng suất cao, trên 14 tấn/ha/ vụ, lợi nhuận cao, có thể tận dụng ao nuôi tôm sú có cát pha bùn, hoặc ao nuôi tôm nghèo dinh dưỡng không đạt hiệu quả để nuôi cá chẽm.
Cá vược là loài có giá trị kinh tế cao, năng suất có thể đạt 5-8 tấn/ha/vụ. Tuy vậy, việc nuôi cá vược công nghiệp ở Việt Nam hiện chưa được tiến hành, mặc dù đã cho đẻ nhân tạo thành công loại cá này.
Nuôi cá chẽm trong lồng đang được phát triển ở nhiều nước như Thái lan, Indonesia, philippines, Hồng kông và Singapore. Các thành công của việc nuôi cá chẽm trong lồng trên biển và trên sông đã có ý nghĩa cho việc phát triển của nghề nầy.
Thân cá hình thoi, dẹt ngang, đầu nhọn, miệng nhỏ, cuống đuôi dài. Màu sắc phần có lưng trên đường bên hơi đậm có màu xám đen; phần dưới đường bên đến gần bụng màu trắng bạc hay màu vàng, phần bụng màu trắng, đường bên dài tới tận giữa cuống đuôi.
Thái Lan có nghề sản xuất giống và nuôi cá chẽm phát triển - mô hình nuôi cá chẽm ở Thái Lan cho tỉ lệ sống cao và năng suất ổn định.