Kim cương ba nhất

Vừa qua, UBND xã Quảng Vọng, huyện Quảng Xương (Thanh Hóa) phối hợp Cty CP Giống cây trồng Nam An (Cty CP Giống cây trồng miền Nam - SSC) đã tổ chức hội thảo đầu bờ SX thử giống lúa thuần Kim cương 111 trên diện tích 1 ha.
Ông Nguyễn Hữu Tâm, Bí thư Đảng ủy xã cho hay, những năm trước đồng ruộng ở Quảng Vọng gieo cấy rất nhiều loại giống, cả lai lẫn thuần.
Cũng do mỗi hộ dân SX mỗi kiểu nên ảnh hưởng đến thời vụ thu hoạch và đầu ra sản phẩm.
Thực hiện chủ trương tái cơ cấu ngành trồng trọt, xã Quảng Vọng xây dựng đề án giảm dần diện tích SX lúa lai, lựa chọn các bộ giống lúa thuần năng suất, chất lượng cao đưa vào gieo cấy, trong đó có giống lúa Kim cương 111.
“Mặc dù đây là giống mới, đang trong giai đoạn SX thử nhưng qua theo dõi vụ ĐX 2014-2015 và HT - mùa 2015, chúng tôi thấy đây là giống lúa phù hợp với đồng đất Quảng Vọng.
Cây cứng, chống tổ tốt, kháng được bệnh bạc lá và nhiễm rầy nhẹ.
Đặc biệt, vụ HT 2015 thời tiết có phần thuận lợi nên 5/9 hộ dân không phun thuốc BVTV lúa vẫn sạch sâu bệnh.
Đây là tín hiệu đáng mừng để chúng tôi tiếp tục mở rộng diện tích SX giống Kim cương 111”, ông Tâm nói.
Theo báo cáo đánh giá của UBND xã Quảng Vọng, lúa Kim cương 111 có TGST ngắn hơn giống đối chứng 7 ngày (125 ngày) nên rất phù hợp SX vụ HT - mùa, đặc biệt là những vùng né tránh thiên tai, lũ lụt.
Năng suất bình quân đạt 3 - 3,2 tạ/sào (quy khô), cá biệt một số ruộng thâm canh tốt có thể đạt 3,5 tạ/sào.
Bà Nguyễn Thị Giang ở thôn 3 làm 2 sào giống Kim cương 111.
Trước, diện tích này bà cấy cả lúa lai và lúa thuần, tuy nhiên năng suất thu hoạch chỉ đạt 3,3 - 3,5 tạ/sào (lúa lai); gần 3 tạ/sào (lúa thuần).
“Vụ HT – mùa vừa rồi được Cty Nam An hỗ trợ giống và ký cam kết thu mua lúa sau khi gặt nên tôi cũng đánh liều theo bà con cấy thử, không ngờ thu hoạch đạt ngoài mong đợi.
Bình quân 2 sào thu gần 6,5 tạ lúa, bán với giá 7.000 đ/kg, sau khi trừ chi phí tôi còn lãi gần 2 triệu đồng”, bà Giang cho hay.
Được biết, vụ ĐX 2015 – 2016 xã Quảng Vọng dự kiến SX 180 ha lúa, trong đó, phấn đấu gieo cấy 50 ha giống lúa Kim cương 111.
Related news

Ngoài bán quả sa nhân, thời gian qua, nông dân xã Phìn Ngan còn có thêm thu nhập từ bán cây sa nhân giống cho nhân dân các xã trên địa bàn huyện Bát Xát và một số huyện khác của tỉnh. Thậm chí, nông dân tỉnh khác cũng đến Phìn Ngan tìm mua cây sa nhân tím về trồng. Giá mỗi cây giống từ 3.000 - 5000 đồng. Tuy chưa có thống kê đầy đủ, nhưng ước tính, tiền bán cây sa nhân giống của nông dân xã Phìn Ngan năm nay đạt trên 400 triệu đồng.

Mục tiêu của việc thử nghiệm để xác định khả năng chịu mặn của từng giống lúa, từ đó đánh giá mức độ chịu mặn và khả năng thích nghi với từng vùng đất chuyển đổi lúa - tôm, nhằm khuyến cáo nông dân thực hiện trong các vụ mùa tới, góp phần đa dạng hóa cơ cấu giống lúa chịu mặn, thích nghi, có năng suất, thời gian sinh trưởng ngắn ngày, khắc phục tình trạng thiếu hụt giống, giá thành cao.

Việc ứng dụng mô hình nhà lưới vào sản xuất rau màu không chỉ cải thiện dân sinh, mà còn mở ra hướng đi mới cho nền nông nghiệp ở huyện đầu nguồn An Phú (An Giang). Thông qua việc tạo nên những sản phẩm nông nghiệp an toàn, chất lượng, năng suất cao sẽ đóng góp quan trọng vào chuỗi cung ứng và quá trình xây dựng nông thôn mới.

Ở thời điểm này, hồ tiêu có giá hơn 190 nghìn đồng/kg. Cây tiêu đang mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn hẳn các loại cây trồng khác như cao su, cà phê, điều. Do lợi nhuận cao, nhiều hộ nông dân ở Bình Phước chặt bỏ điều, thậm chí cao su và đua nhau trồng tiêu, vừa tạo ra cơn sốt nọc tiêu, vừa có nguy cơ phá vỡ quy hoạch của ngành nông nghiệp.

Riêng cô Huỳnh Kim Đào quyết tâm tìm hiểu, dự hội thảo về khoa học kỹ thuật, tự tích lũy kinh nghiệm để tiếp tục theo đuổi cây nấm linh chi. Mặt khác, cô tự tìm đến các công ty sản xuất phôi để tìm phôi giống, đồng thời lo luôn đầu ra cho sản phẩm.