Khuyến Khích Các Hộ Chăn Nuôi Heo Làm Túi Ủ Biogas

Theo Phòng NN&PTNT huyện Phong Điền, TP Cần Thơ, nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường từ chất thải chăn nuôi heo và tạo nguồn khí gas phục vụ đun nấu, phòng nông nghiệp huyện đã tích cực phối hợp với các đơn vị có liên quan khuyến cáo, hỗ trợ các hộ chăn nuôi heo làm túi ủ biogas.
Với qui mô chăn nuôi heo từ 4-10 con, các hộ gia đình chỉ cần đầu tư khoảng 1,6-2,5 triệu đồng là có thể làm túi ủ biogas chiều dài 8-10m, đảm bảo tốt việc cung cấp khí gas phục vụ đun nấu trong gia đình. Đồng thời chất thải đầu ra từ túi ủ biogas có thể sử dụng như nguồn phân hữu cơ cho trồng trọt và nuôi thủy sản. Túi ủ biogas còn giúp cho đàn heo ít bị dịch bệnh khi các chất thải trong chăn nuôi được xử lý tốt. Hiện các hộ chăn nuôi heo trên địa bàn huyện rất muốn tham gia làm túi ủ biogas do được hỗ trợ một phần kinh phí từ Dự án hỗ trợ làm biogas của Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế Nhật Bản về Khoa học nông nghiệp (JIRCAS) và Trường Đại học Cần Thơ phối hợp thực hiện. Từ đầu năm 2013 đến nay, có 210 hộ dân trên địa bàn huyện được dự án hỗ trợ 50% kinh phí lắp đặt túi ủ biogas. Dự án đang dành chỉ tiêu trên 460 túi ủ biogas để hỗ trợ các hộ chăn nuôi heo trên địa bàn huyện Phong Điền có nhu cầu thực hiện trong năm nay.
Đối với các hộ chăn nuôi heo nhỏ lẻ, việc làm túi ủ biogas có lợi thế so với làm hầm biogas do chi phí đầu tư ban đầu tương đối thấp, hiệu quả mang lại cũng rất tốt.
Related news

Vụ hè thu này huyện Thăng Bình gieo sạ được 7.250ha lúa. tuy nhiên 2 tuần gần đây trên cây lúa bắt đầu xuất hiện sâu cuốn lá nhỏ gây hại ở nhiều địa phương.

Từ đầu tháng 8 đến nay, sâu cuốn lá bùng phát mạnh trên rất nhiều cánh đồng lúa ở Quảng Nam. Theo ngành nông nghiệp tỉnh, tính đến thời điểm hiện tại toàn tỉnh đã có 1.200ha lúa đang trong giai đoạn làm đòng và trổ bị sâu cuốn lá gây hại. Trong đó, khoảng 80ha bị thiệt hại nặng, nhất là các chân ruộng trên địa bàn huyện Điện Bàn, Duy Xuyên, Đại Lộc, Phú Ninh, Thăng Bình, Quế Sơn.

Từ các chương trình và dự án về phát triển nghề nuôi thủy sản nước ngọt, Trung tâm Giống thủy sản và Trung tâm Khuyến nông An Giang tổ chức nhiều lớp huấn luyện, xây dựng điểm trình diễn để chuyển giao kỹ thuật ương lươn giống và nuôi lươn thịt. Đây là mô hình giúp nông dân tiếp cận kỹ thuật mới, phát triển kinh tế gia đình.

Thời gian vừa qua, đàn bò của nhiều hộ nông dân trên địa bàn huyện Khánh Vĩnh (Khánh Hòa) bị bệnh lở mồm long móng (LMLM). Trong khi cơ quan chức năng, chính quyền địa phương tìm mọi cách để khống chế dịch bệnh thì thương lái đã tìm đến các vùng đồng bào dân tộc thiểu số để mua bò với giá rẻ. Điều này gây thiệt đơn thiệt kép, không chỉ thiệt hại về kinh tế cho người dân mà còn khiến dịch bệnh lây lan.

Mấy năm gần đây, nghề nuôi ong trên địa bàn thị trấn Mậu A (Văn Yên, Yên Bái) phát triển mạnh. Tuy là nghề mới nhưng lợi nhuận được cho là “một vốn đôi lời” từ vật nuôi này đang mở hướng phát triển kinh tế bền vững cho người dân trong vùng.