Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Khuyến Cáo Nông Dân Không Thả Giống Giai Đoạn Này

Khuyến Cáo Nông Dân Không Thả Giống Giai Đoạn Này
Publish date: Tuesday. March 18th, 2014

Theo dự báo thời tiết từ tháng 3 đến tháng 4 diễn biến rất phức tạp, đây là giai đoạn tôm thiệt hại cao nhất đã được thống kê, rút kinh nghiệm từ nhiều năm qua. Ngành Nông nghiệp Sóc Trăng khuyến cáo các vùng nuôi tôm nước lợ trong tỉnh không nên thả giống để tránh thiệt hại mà tập trung vào khâu xử lý ao nuôi, thận trọng hơn trong chọn giống để hạn chế thấp nhất rủi ro cho vụ nuôi năm 2014

Tính đến thời điểm này, bà con nuôi tôm ở huyện Mỹ Xuyên chỉ mới thả nuôi chưa được 300 ha, phần lớn là sử dụng nguồn nước cũ, hoặc nguồn nước vùng ven sông Cổ Cò để thả nuôi sớm hơn.

Thiệt hại sau đợt thời tiết lạnh kéo dài vừa qua, tiến độ thả giống chậm lại, ngành nông nghiệp Mỹ Xuyên cũng khuyến cáo bà con không nên thả giống vào giai đoạn hiện nay. Kỹ sư Liễu Nghĩa Tín – Phó Trưởng Trạm Khuyến nông huyện Mỹ Xuyên cho biết: “Theo nhận định và khuyến cáo của ngành thì thời tiết giai đoạn này rất phức tạp, chênh lệch nhiệt độ ngày đêm quá cao. Chúng tôi liên tục khuyến cáo bà con nên ngưng thả giống và các cơ sở kinh doanh giống cũng tạm ngưng sản xuất, cung ứng cho vùng nuôi Mỹ Xuyên”.

Thời tiết hiện nay chênh lệch quá cao giữa ngày và đêm, điều kiện thả giống sẽ rất bất lợi nên đa số bà con nuôi tôm ở Mỹ Xuyên không nôn nóng mà tập trung tốt cho khâu cải tạo, lấy nước vào ao để xử lý chặt chẽ, đúng quy trình kỹ thuật trước khi thả giống. Các xã Ngọc Tố, Hòa Tú 2 là vùng nuôi thâm canh, bán thâm canh lớn ở huyện Mỹ Xuyên nhưng bà con vẫn không nôn nóng.

Ông Lương Nghi Quân - Phó Chủ tịch UBND xã Ngọc Tố, huyện Mỹ Xuyên cho biết: “Chúng tôi không chỉ tuyên truyền mà còn tập trung khảo sát toàn địa bàn để khuyến cáo và bà con thả không nhiều. Đối với Ngọc Tố bà con chỉ thả nuôi ở tuyến ven sông thôi, còn nội đồng thì chỉ cải tạo ao mà chưa thả giống”.

Ở Hợp tác xã nuôi thủy sản Cổ Cò, các thành viên không chỉ thực hiện tốt ao nuôi mà còn ứng dụng quy trình nuôi ghép cá rô phi trong ao nuôi tôm, nuôi cá rô phi trong ao lắng để giảm chi phí đầu vào, giảm áp lực môi trường ao nuôi, đây là sự tiến bộ rõ nét đối với bà con nuôi tôm huyện Mỹ Xuyên.

Cán bộ Trạm Khuyến nông cũng khuyến cáo liên tục việc thực hiện khung lịch thời vụ và khuyến khích quy trình nuôi an toàn sinh học để giảm bới rủi ro cho người nuôi. Ông Nguyễn Thành Công - Chủ nhiệm Hợp tác xã nuôi thủy sản Cổ Cò, xã Ngọc Tố cho biết: “Giai đoạn hiện nay chúng tôi đã cải tạo ao nhưng không nôn nóng thả giống.

Ao được lấy nước để xử lý sạch, nuôi tảo trước để khi thả giống sẽ có lượng thức ăn cho tôm con và môi trường an toàn hơn”. Kỹ sư Liễu Nghĩa Tín – Phó Trưởng Trạm Khuyến nông huyện Mỹ Xuyên cho biết: “Chúng tôi vận động bà con nên tập trung thả giống vào giữa tháng 4 và kết thúc vào cuối tháng 6. Vấn đề ứng dụng nuôi cá rô phi để xứ lý ao là một biện pháp rất hiệu quả mà từ vụ nuôi này bà con nuôi tôm cần phát huy”.

Theo dự báo thời tiết từ tháng 3 đến tháng 4 diễn biến rất phức tạp, đây là giai đoạn tôm thiệt hại cao nhất đã được thống kê, rút kinh nghiệm từ nhiều năm qua. Ngành Nông nghiệp Sóc Trăng khuyến cáo các vùng nuôi tôm nước lợ trong tỉnh không nên thả giống để tránh thiệt hại mà tập trung vào khâu xử lý ao nuôi, thận trọng hơn trong chọn giống để hạn chế thấp nhất rủi ro cho vụ nuôi năm 2014.


Related news

Đồng Tháp tổ chức sản xuất, lấy liên kết sản xuất và tiêu thụ làm nhiệm vụ trọng tâm Đồng Tháp tổ chức sản xuất, lấy liên kết sản xuất và tiêu thụ làm nhiệm vụ trọng tâm

Năm 2014, toàn tỉnh Đồng Tháp triển khai xây dựng các cánh đồng lớn (cánh đồng liên kết) với diện tích 86.630ha/524.262ha, chiếm 16,5% tổng diện tích sản xuất cả năm. Trong những tháng đầu năm 2015, tỉnh triển khai xây dựng 62.272ha cánh đồng liên kết. Nông dân sản xuất trong các cánh đồng liên kết giảm giá thành sản xuất lúa được từ 650 - 700 đồng/kg, lợi nhuận từ 22 - 2 3 triệu đồng/ha/vụ (cao hơn từ 4 - 5 triệu đồng/ha/vụ so với sản xuất nhỏ lẻ).

Friday. August 14th, 2015
Cà Mau chuẩn bị vụ lúa trên đất nuôi tôm Cà Mau chuẩn bị vụ lúa trên đất nuôi tôm

Theo kế hoạch, năm nay, toàn tỉnh Cà Mau sẽ gieo cấy gần 45.000 ha lúa trên đất nuôi tôm ở những nơi có đủ điều kiện về ngăn mặn giữ ngọt, có nguồn nước tưới bổ sung khi cần thiết.

Friday. August 14th, 2015
Cân đối nhà máy chế biến với vùng nguyên liệu Cân đối nhà máy chế biến với vùng nguyên liệu

Cây chè được xem là cây trồng chủ lực không chỉ giúp nông dân Lâm Đồng xóa đói giảm nghèo mà còn vươn lên làm giàu. Tuy nhiên, do nhiều nơi sản xuất vẫn còn tự phát, không theo quy hoạch, chưa tạo mối liên kết bền vững giữa doanh nghiệp chế biến tiêu thụ với người sản xuất, nên hiện giá trị sản phẩm chè Lâm Đồng trên thương trường cạnh tranh trong và ngoài nước vẫn còn ở mức “khiêm tốn”.

Friday. August 14th, 2015
Giá dừa chạm mức thấp, người trồng lo lắng Giá dừa chạm mức thấp, người trồng lo lắng

Người trồng dừa lo lắng khi thương lái hỏi mua tại vườn với mức giá từ 26.000 - 30.000 đ/chục.

Friday. August 14th, 2015
Chanh rớt giá, nông dân gặp khó Chanh rớt giá, nông dân gặp khó

Cách đây khoảng vài tháng, giá chanh đạt mốc 20 - 25 ngàn đồng/kg, nhà vườn rất phấn khởi, tuy nhiên hiện nay thì 10kg chanh chưa đổi được một ly café đá đã khiến không ít nhà vườn trăn trở khi canh tác loại cây trồng này.

Friday. August 14th, 2015