Khung mùa vụ thả nuôi tôm nước lợ năm 2018
Để chủ động mùa vụ nuôi tôm, thực hiện thắng lợi kế hoạch sản xuất năm 2018, Tổng cục Thủy sản đã ban hành Văn bản số 3710/TCTS-NTTS hướng dẫn Khung mùa vụ thả giống nuôi tôm nước lợ năm 2018 đến các địa phương ven biển.
Thả nuôi tôm ở ĐBSCL. Ảnh: PTC
Khung lịch mùa vụ
Đối với các tỉnh từ Quảng Ninh đến Thừa Thiên - Huế
- Nuôi tôm sú: Thả giống từ tháng 4 - 6/2018.
- Nuôi tôm thẻ chân trắng:
+ Nuôi chính vụ: Thả giống từ tháng 3 - 8/2018
+ Nuôi tôm vụ đông (những vùng nuôi có cơ sở hạ tầng tốt, môi trường nước ổn định): Thả giống từ giữa tháng 9 - 10/2018.
Đối với các tỉnh từ Đà Nẵng đến Phú Yên
- Tôm sú: Thả giống từ tháng 3 - 7/2018
- Tôm thẻ chân trắng: Thả giống từ tháng 3 - 8/2018.
Đối với các tỉnh từ Khánh Hòa đến Bình Thuận
- Tôm sú:
+ Nuôi thâm canh, bán thâm canh: Thả giống từ tháng 3 - 8/2018;
+ Nuôi quảng canh, quảng canh cải tiến: Thả giống từ tháng 3 - 8/2018 (một số địa phương có điều kiện cơ sở hạ tầng, nguồn nước đảm bảo có thể thả giống đến cuối tháng 9/2018).
- Tôm thẻ chân trắng: Thả giống từ tháng 2 - 9/2018 (một số địa phương như Ninh Thuận, Bình Thuận có thể thả giống đến tháng 12/2018).
Đối với các tỉnh Đông Nam bộ (Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, TP Hồ Chí Minh)
- Tôm sú:
+ Nuôi thâm canh, bán thâm canh, quảng canh, quảng canh cải tiến: Thả giống từ tháng 2 - 7/2018;
+ Nuôi quảng canh kết hợp tôm sú với cua, cá/tôm - rừng: Thả giống từ tháng 12/2017 - 8/2018.
- Tôm thẻ chân trắng: Thả giống từ tháng 2 - 8/2018 (một số cơ sở có điều kiện hạ tầng đảm bảo có thể thả giống đến tháng 10/2018).
Đối với các tỉnh ven biển vùng ĐBSCL
- Tôm sú:
+ Nuôi thâm canh, bán thâm canh: thả giống từ tháng 1 - 9 và tháng 11 - 12/2018;
+ Nuôi quảng canh cải tiến chuyên tôm: Thả giống quanh năm;
+ Nuôi quảng canh kết hợp tôm sú với cua, cá/tôm - rừng: Thả giống từ tháng 11 năm trước đến tháng 8 năm sau;
+ Nuôi luân canh tôm - lúa: thả giống từ tháng 2 - 5/2018. Sau đó, thu hoạch và sạ lúa vào tháng 8 - 10/2018.
- Tôm thẻ chân trắng: Thả giống từ tháng 12/2017 - 9/2018.
Đối với hình thức nuôi tôm trong hệ thống ao nuôi có mái che
Cần có điều kiện cơ sở hạ tầng đảm bảo; kiểm soát tốt các yếu tố môi trường; chủ động trong công tác phòng chống thiên tai, dịch bệnh có thể thả giống quanh năm.
Quản lý mùa vụ và các yếu tố đầu vào
Đối với Sở NN&PTNT các tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương ven biển: Căn cứ vào khung mùa vụ chung, tình hình thực tế ở từng địa phương để xây dựng lịch mùa vụ thả giống nuôi tôm nước lợ cụ thể, phù hợp cho từng vùng sinh thái trên địa bàn. Chỉ đạo các đơn vị chuyên môn thuộc Sở phối hợp với các địa phương phổ biến lịch mùa vụ, tổ chức hướng dẫn kỹ thuật, quản lý chặt chẽ việc thả giống. Triển khai các nhiệm vụ kiểm soát tốt chất lượng con giống, các yếu tố đầu vào dùng trong nuôi trồng thủy sản. Khuyến cáo các cơ sở/vùng nuôi liên kết với Hiệp hội tôm giống/cơ sở sản xuất giống có uy tín để cung ứng giống; ký kết hợp đồng để tăng trách nhiệm của người sản xuất giống trong việc đảm bảo chất lượng con giống, đồng thời giúp cho việc quản lý chất lượng giống từ nơi sản xuất đến nơi tiêu thụ được tốt hơn. Khuyến cáo người nuôi nên ương dưỡng và sử dụng con giống cỡ lớn để thả nuôi thương phẩm, do vậy cơ sở nuôi cần có bể, ao mương để ương dưỡng giống trước khi thả nuôi ít nhất 20 ngày.
Đối với những tỉnh trọng điểm về sản xuất tôm giống như: Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận, Bạc Liêu, Cà Mau, ngay từ đầu vụ cần tăng cường kiểm tra điều kiện sản xuất, kinh doanh của cơ sở sản xuất, kinh doanh giống, kiểm tra việc sử dụng tôm bố mẹ theo đúng quy định để đảm bảo sản xuất ra con giống chất lượng cao phục vụ sản xuất.
Đối với quản lý nuôi tôm thẻ chân trắng trong mô hình nuôi quảng canh cải tiến tại ĐBSCL: Nghiêm túc thực hiện theo công văn số 3278/BNN-TCTS ngày 19/4/2017, có tổng kết đánh giá tác động, hiệu quả kinh tế, xã hội để có cơ sở đề xuất các biện pháp quản lý cho các năm tiếp theo.
>> Theo dự báo của Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Trung ương, hiện tượng ENSO tiếp tục dự báo sẽ ở pha trung tính nhưng nghiêng về pha lạnh của hiện tượng này trong các tháng cuối năm 2017 và gia tăng khả năng xuất hiện La Nina vào đầu năm 2018 với xác suất xảy ra khoảng 50 - 60% là những yếu tố ảnh hưởng đến các hoạt động thả nuôi tôm nước lợ năm 2018.
Related news
PGS.TS. Phan Tuấn Nghĩa và các cộng sự Trường đại học khoa học tự nhiên đã nghiên cứu sản xuất thành công (dưới dạng vaccin và thử nghiệm ở quy mô pilot) chế phẩm probiotic bào tử Bacillus subtilis biểu hiện kháng nguyên của virus gây bệnh đốm trắng ở tôm (tôm sú và tôm thẻ chân trắng).
Toàn thành phố Đà Nẵng hiện có 350 phương tiện tàu, thuyền dưới 20CV, 532 chiếc thúng máy, khai thác ven bờ. Nếu không có các giải pháp bảo vệ, nguồn lợi thủy sản ven bờ trong tương lai sẽ cạn kiệt, môi trường biển bị ô nhiễm.
Phát huy tiềm năng lợi thế mặt nước vùng lòng hồ thủy điện Sơn La, những năm gần đây, mô hình nuôi cá lồng được triển khai, tạo thêm sự đa dạng trong phát triển thủy sản tại tỉnh ta. Trong đó mô hình nuôi cá bỗng - loại cá bản địa quý hiếm có trọng lượng lớn, thịt thơm ngon, thị trường ưa chuộng được triển khai tại xã Chiềng Ơn (Quỳnh Nhai) bước đầu đem lại hiệu quả.
Giá tôm những tháng đầu năm 2016 được xem là xuống thấp nhất so với các năm trở lại đây, khiến người nuôi tôm thuộc huyện Tam Nông (Đồng Tháp) gặp nhiều khó khăn, không ít nông dân bị thua lỗ.
Trong những ngày qua, ngư dân vùng biển bãi ngang xã Hải Ninh, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình rất phấn khởi vì được mùa cá trích. Sau mỗi chuyến ra khơi, nhiều ngư dân thu về nhiều tấn cá trích, thu nhập hàng chục triệu đồng.