Ứng dụng rong sụn trong nuôi tôm
Theo kết quả từ nhiều nghiên cứu, hoạt tính kháng khuẩn của rong sụn (Kappaphycus alvareziiwas) được báo cáo có khả năng chống lại các tác nhân gây bệnh do vi khuẩn gây ra ở động vật.
Chống lại bệnh phát sáng
Trong một nghiên cứu của Sakthivel và cộng sự, rong sụn đóng vai trò là phụ gia bổ sung vào thức ăn tác động lên quá trình tăng trưởng, tỷ lệ sống và khả năng kháng bệnh của TTCT đối với vi khuẩn Vibrio harveyi đã được đánh giá trong giai đoạn ương giống. Tôm thẻ chân trắng được cho ăn trong 30 ngày với bốn chế độ ăn khác nhau, lần lượt là: đối chứng (0 g/kg), 5 g/kg, 10 g/kg và 15 g/kg thức ăn bổ sung rong sụn. Thí nghiệm được đánh giá trong 8 tuần với mỗi nghiệm thức được lặp lại 3 lần.
Kết quả cho thấy việc bổ sung rong biển ở nồng độ cao hơn (10 và 15 g/kg) đã giúp tăng cường tỷ lệ sống của tôm. Tổng sản lượng cao nhất thu được trong nhóm tôm được cho ăn với chế độ ăn rong sụn 15 g/kg (P> 0,05) so với các nhóm khác. Sau thử nghiệm cho ăn, thử nghiệm gây bệnh với vi khuẩn V. harveyi đã được thực hiện trên nhóm tôm trước đây được cho ăn với chế độ ăn rong sụn 15 g/kg. Kết quả cho thấy rằng việc bổ sung rong sụn làm tăng đáng kể lên đến 10% tỷ lệ sống của tôm cao hơn sau khi nhiễm Vibrio.
Tăng đề kháng với đốm trắng
Một báo cáo mới đây của nhóm nghiên cứu người Brazil cho thấy rong sụn bổ sung vào thức ăn TTCT có tác dụng tăng cường miễn dịch và đề kháng bệnh đốm trắng trên tôm. Ở thí nghiệm này, tôm (trọng lượng ban đầu 4,5 ± 0,5 g) được nuôi trong bể 800 l trong 5 tuần, ở mật độ 30 con/bể, trong điều kiện nhiệt độ được kiểm soát (28,5 độ C), sục khí liên tục, thay nước 100% bốn lần/tuần và cho ăn bốn lần/ngày. Năm chế độ ăn thử nghiệm chứa 0%, 0,5%, 1%, 1,5% và 2% carrageenan (carrageenan hay caragenan là nhóm các polysaccharide mạch thẳng sulfat hóa, được chiết xuất từ các loài rong sụn, rong đỏ).
Sau thời gian thử nghiệm cho ăn 5 tuần, tiến hành đánh giá các thông số tăng trưởng của tôm (tỷ lệ sống, chuyển đổi thức ăn, tốc độ tăng trưởng hàng ngày và tăng trọng cuối cùng) cũng như các yếu tố miễn dịch và hệ vi sinh vật đường ruột. Sau đó tôm được cảm nhiễm với virus gây bệnh đốm trắng và tỷ lệ tử vong tích lũy được theo dõi trong 96 giờ.
Kết quả từ nghiên cứu cho thấy bổ sung carrageenan trong khẩu phần ăn làm giảm tỷ lệ chết của tôm sau thử thách với virus đốm trắng. Đồng thời, cải thiện hệ vi sinh đường ruột và tăng cường hệ thống miễn dịch của tôm giúp tôm đề kháng lại hội chứng đốm trắng với mức bổ sung tối ưu là 1,5% carrageenan.
Cải thiện chất lượng nước
Những năm gần đây, đã có một số thành công trong việc sử dụng rong biển để xử lý ô nhiễm dinh dưỡng trong các ao nuôi tôm ở Việt Nam (Ngô Quốc Bưu và cs, 2000; Nguyễn Hữu Khánh và Thái Ngọc Chiến, 2005; Huỳnh Quang Năng, 2005). Các tác giả này đã đưa ra mô hình trồng rong câu kết hợp với những loài động vật thân mềm hai mảnh vỏ và tôm hoặc cá. Bằng phương pháp này có thể loại bỏ hầu hết các chất dinh dưỡng có gốc đạm hoặc lân trong ao nuôi tôm, kể cả trên nền đáy (Huỳnh Quang Năng, 2005).
Gần đây nhất là nghiên cứu của Khoa Thủy sản, Đại học Cần Thơ sử dụng rong biển ở các mức sinh khối khác nhau đóng vai trò như lọc sinh học nhằm cải thiện chất lượng nước đồng thời góp phần tăng năng suất các loài thủy sản nuôi trong hệ thống kết hợp. Thí nghiệm được bố trí với 3 nghiệm thức, mỗi nghiệm thức gồm 3 bể thể tích 2 m3 nuôi TTCT và thả nuôi rong sụn. Nghiệm thức I (NTI) nuôi rong sụn 800 g/m3, nghiệm thức II (NTII) nuôi rong sụn 1.600 g/m3, nghiệm thức đối chứng (ĐC) chỉ thả tôm và không có rong sụn. Độ mặn được duy trì ở 25‰ trong suốt quá trình thí nghiệm. Kết quả nghiên cứu cho thấy, bổ sung rong sụn trong ao nuôi mức 400 – 800 g/m3 là phù hợp cho mô hình nuôi kết hợp với TTCT giúp giảm thiểu NH4+ , NO2- và (PO4)3- trong ao nuôi, từ đó góp phần giảm ô nhiễm môi trường nước, hạn chế stress trên tôm và giảm thiểu thấp nhất rủi ro do nhiễm mầm bệnh.
Related news
Tôm được cho ăn khẩu phần có FeedKind, một loại protein vi sinh vật mới do Calysta sản xuất, đã được chứng minh là có khả năng chống lại Vibrio parahaemolyticus
Căng thẳng trong giai đoạn ấu trùng có thể làm cho cá nuôi trở nên đàn hồi hơn sau này trong cuộc sống
Cần đo độ pH, nhiệt độ, độ kiềm trong túi tôm giống và đo độ pH, nhiệt độ, độ kiềm trong ao nuôi để xem mức độ chênh lệch không quá lớn thì thuần tôm bình thườn