Không tiêm phòng vắc xin cúm gia cầm đầy đủ sẽ làm tăng nguy cơ đột biến của virus cúm gia cầm
Chương trình tiêm phòng vắc xin cho gia cầm không đạt tiêu chuẩn có thể khiến tỉ lệ đột biến của vi rút cúm gia cầm cao hơn, khiến việc tiêm phòng không hiệu quả và làm tăng lây nhiễm qua loài lai.
Theo kết quả của một nghiên cứu được Science direct phát hành, virus cúm A H5N1 hiện đang biến đổi nhanh hơn ở các nước đã được thực hiện tiêm phòng trên quy mô rộng, nhưng tiêm phòng không đầy đủ.
Khả năng nhiễm cúm gia cầm H5N1 cao (HPAI) đã được cảnh báo ở Ai Cập vào đầu năm 2006.
Mặc dù các biện pháp kiểm soát đã được thực hiện, bao gồm cả tiêm phòng hàng loạt cho gia cầm, virus nhanh chóng lây lan trong đàn gia cầm.
Ngay từ lần bùng phát đầu tiên, virus ở Ai Cập đã tiến hoá.
Để hiểu rõ hơn về động lực của sự tiến hóa cúm gia cầm H5N1 ở các nước có các chính sách tiêm phòng khác nhau, các nhà nghiên cứu đã tiến hành một phân tích chuyên sâu về những chủng vi rút ở Ai Cập từ năm 2006 và 2010, và so sánh các quốc gia ban hành thực hiện tiêm phòng cho gia cầm (Ai Cập và Indonesia) với các quốc gia không banh hành thực hiện tiêm phòng (Nigeria, Thổ Nhĩ Kỳ và Thái Lan).
Các phân tích đã cho thấy hai phân nhánh chính ở Ai Cập (gọi là A và B) đã cùng phát tán trên đàn gia cầm trong nước từ cuối năm 2007 và cho thấy nhiều đặc điểm khác nhau của codon được chọn lọc và tỷ lệ thay thế nucleotide (hợp chất gồm bazơ có chứa chất nitơ liên kết với một đường và một nhóm liên kết với nhau).
Mặc dù rất khó để xác minh mối liên kết trực tiếp giữa tiêm phòng cúm H5N1 với sự tiến hóa của virus, các nhà nghiên cứu đã tìm thấy bằng chứng về một sự khác biệt trong những động lực tiến hóa của virus H5N1 tại các nước ban hành thực hiện tiêm phòng hoặc không ban hành thực hiện tiêm phòng vắc xin.
Cụ thể là, tỷ lệ tiến hóa và số điểm được lựa chọn cao hơn ở các virút phát tán tại các nước đang áp dụng biện pháp tiêm phòng cúm gia cầm đối với chủng H5N1, so với các chủng vi rút phát tán ở các nước chưa bao giờ thực hiện tiêm phòng cho gia cầm.
Nghiên cứu kết luận rằng cần có một sự cân nhắc nhiều hơn nữa về hậu quả tiềm ẩn của việc tiêm phòng vắc xin cho gia cầm không đầy đủ với sự tiến hóa của virus cúm gia cầm.
Related news
Doanh thu các sản phẩm thịt gà ăn probiotic ở Hoa Kỳ đã tăng 34% trong năm ngoái do nhu cầu của gia cầm không kháng sinh. Vì vậy, các nhà nghiên cứu Mỹ bắt đầu xác định lợi ích của gà cho ăn probiotic.
Các nhà nghiên cứu Trung Quốc đã nghiên cứu tác động của thân và lá cây bông cải xanh xay thô đến năng suất và chất lượng trứng của gà đẻ.
Theo một nghiên cứu gần đây được Bộ Nông nghiệp Mỹ thông qua, Innovax-ND và Innovax-ND-SB – hai loại vắc-xin tái tổ hợp được sử dụng rộng rãi trong ngành sản xuất chăn nuôi gia cầm của Mỹ, đã được chứng minh về khả năng hỗ trợ phòng ngừa bệnh Newcastle (bệnh gà rù) trong ít nhất 60 tuần.