Không Nên Chạy Theo Sản Lượng Lúa Gạo
Bộ trưởng Bộ KHCN Nguyễn Quân cho rằng: Khi chúng ta chạy theo sản lượng thì việc đảm bảo độ đồng đều về giống, chất lượng của hạt gạo cũng như bảo quản chế biến sau thu hoạch chưa theo kịp.
Tối 9.6, trong chương trình “Dân hỏi, Bộ trưởng trả lời”, với các câu hỏi: “Tại sao hạt gạo của chúng ta lại rẻ hơn so với các nước như Thái Lan, Nhật Bản... khiến nhiều nông dân đang phải bán lúa dưới giá thành, tại sao chúng ta chưa có công nghệ chế biến đối với những mặt hàng nông sản chiến lược như gạo, cà phê, điều, cao su... vốn chủ yếu là xuất khẩu thô với giá trị thấp”?
Bộ trưởng Bộ KHCN Nguyễn Quân cho rằng: Khi chúng ta chạy theo sản lượng thì việc đảm bảo độ đồng đều về giống, chất lượng của hạt gạo cũng như bảo quản chế biến sau thu hoạch chưa theo kịp.
Theo Bộ trưởng, thời gian tới chúng ta không nên chạy theo sản lượng mà nên nâng cao chất lượng của hạt gạo thì có thể doanh thu từ xuất khẩu gạo của chúng ta tiếp tục tăng, trong khi lại không phải mở rộng diện tích. Điều này buộc các nhà khoa học phải tạo ra được loại giống phù hợp, đồng thời toàn bộ diện tích trồng lúa phải tương đối thuần nhất về giống để đảm bảo chất lượng hạt gạo xuất khẩu đồng nhất thì mới có được giá xuất khẩu tốt.
Ông Quân cũng khẳng định công nghệ bảo quản, chế biến sau thu hoạch vô cùng quan trọng, đặc biệt là khâu chế biến.
Thừa nhận “công nghệ bảo quản, chế biến vẫn chưa theo kịp được trình độ và năng lực sản xuất của nông dân, chính vì thế, tình cảnh "được mùa mất giá" xảy ra phổ biến, ông Quân cho biết Bộ KHCN đang nghiên cứu và đưa vào Việt Nam công nghệ bảo quản tiên tiến nhất của Nhật Bản, Israel để đảm bảo cho nông dân có được sản phẩm có giá trị tối đa. Riêng bảo quản rau quả, hiện chúng ta đang hợp tác với đối tác của Nhật Bản và họ đã sẵn sàng chuyển giao công nghệ bảo quản cho Việt Nam. Đây là công nghệ rất hiện đại, với tổng vốn đầu tư lên tới 1 triệu USD.
Related news
Từ đầu tháng 4 đến nay, giá tôm nguyên liệu ở tỉnh Cà Mau tăng mạnh. Tôm loại 1 cỡ 20 con/kg tăng từ 230.000 đồng/kg lên 250.000 đồng/kg. Tôm nguyên liệu loại 25 – 30 con/kg giá từ 180.000 đồng lên 220.000 đồng/kg.
Ông Nguyễn Trọng Tùng, Phó giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Phú Yên cho biết, mô hình cánh đồng mía mẫu áp dụng cơ giới hóa được triển khai trong niên vụ mía 2013-2014 trên 40ha tại các xã Ea Ly (Sông Hinh) 10ha, Ea Chà Rang (Sơn Hòa) 10ha và Xuân Quang 1 (Đồng Xuân) 20ha.
Đến thăm mô hình trang trại trồng cây ăn quả, nuôi ong lấy mật của hộ ông Hoàng Văn Tung, xóm Lý Nhân xã Bá Xuyên (T.X Sông Công - Thái Nguyên), chúng tôi cảm phục nghị lực và ý chí của người nông dân chăm chỉ này. Bằng sức lao động của chính mình, vợ chồng ông Tung đã xây dựng lên mô hình kinh tế hiệu quả cho doanh thu xấp xỉ 700 triệu đồng mỗi năm.
Chúng tôi đến thăm mô hình chăn nuôi hươu của gia đình ông Nguyễn Đức Hải ở xóm Chùa, xã Thống Nhất. Gia đình ông là một trong 3 hộ đầu tiên áp dụng mô hình nuôi hươu trên địa bàn xã. Ông Hải cho biết: Trước đây, gia đình cũng chăn nuôi lợn thả vườn. Song công việc chăn nuôi lợn vất vả, giá thức ăn tăng cao mà giá bán, đầu ra không ổn định nên ông quyết tâm chuyển đổi sang nuôi hươu.
Anh Nguyễn Tấn Khanh, ngụ ở ấp 3 - xã Bình Thới (Bình Đại - Bến Tre) là nhân viên quản lý cửa hàng Quang Minh - chuyên cung cấp thức ăn và thuốc nuôi trồng thủy sản. Tuy bộn bề công việc nhưng với sự nhạy bén, chịu khó học hỏi, anh đã mạnh dạn đầu tư trên 170 triệu đồng xây dựng chuồng trại, mua kỳ đà giống về nuôi.