Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Khôi Phục Đàn Vật Nuôi Sau Tết

Khôi Phục Đàn Vật Nuôi Sau Tết
Publish date: Friday. March 6th, 2015

Sau Tết Nguyên đán, tổng đàn vật nuôi bị giảm tương đối mạnh do nhu cầu sử dụng thực phẩm phục vụ trong dịp Tết. Ước tính, để đáp ứng yêu cầu về thịt trong dịp Tết cổ truyền thì có hàng trăm nghìn con lợn, hàng triệu con gà và hàng nghìn con trâu, bò phục vụ nhu cầu thực phẩm Tết khiến tổng đàn sụt giảm đáng kể.

Tính đến hết quý IV năm 2014 toàn tỉnh có trên 777 nghìn con lợn; sản lượng thịt hơi đạt 98.506,2 tấn; đàn gia cầm đạt 11.514 nghìn con; trong đó đàn gà 9.839,2 nghìn con; sản lượng thịt hơi gia cầm đạt 23.505,2 tấn; tổng đàn bò đạt 96.127 con; trong đó, bò lai 60.889 con, sản lượng thịt hơi đạt 5.701,8 tấn; tổng đàn trâu đạt 71.587 con, sản lượng thịt hơi đạt 3.763,4 tấn.

Điều đáng mừng là hiện nay trên địa bàn tỉnh đã xuất hiện nhiều trang trại chăn nuôi lợn 100% máu ngoại sinh sản, áp dụng phương thức chăn nuôi công nghiệp khép kín. Tổng số trang trại, gia trại hiện có trên địa bàn tỉnh năm 2014 theo tiêu chí mới là 87 trang trại, 10 doanh nghiệp có chăn nuôi, 2.047 gia trại chăn nuôi lợn và 128 gia trại chăn nuôi gia cầm.

Các trang trại tập trung chủ yếu ở các huyện: Phù Ninh, Lâm Thao, Tam Nông, Đoan Hùng, Yên Lập và thị xã Phú Thọ... Chăn nuôi gia cầm đang có xu hướng phát triển mạnh cả về số và chất lượng, đã từng bước hình thành các vùng chăn nuôi trang trại, hộ chăn nuôi tập trung, có quy mô lớn theo hướng sản xuất hàng hoá.

Trong năm qua, ngành chăn nuôi phát triển tốt, giá cả thị trường khá ổn định ở mức cao. Đó là tiền đề cho việc tái đàn vật nuôi sau Tết thực hiện được thuận lợi. Ông Trần Văn Vân, một hộ chuyên nuôi gà ở xã Tân Phú, huyện Tân Sơn cho biết: Năm qua, giá gà khá ổn định, người chăn nuôi có lãi, như gia đình tôi sau khi trừ chi phí cũng còn lãi trên 60 triệu đồng. Vì thế ngay từ trước Tết, tôi đã tìm và đặt mua gà giống, xuất hết lứa gà phục vụ Tết là tôi có ngay con giống gối vụ, không để chuồng trại trống.

Còn ông Nguyễn Xuân Trường, xã Hương Lung, huyện Cẩm Khê khẳng định: Sau Tết năm Giáp Ngọ, giá lợn xuống thấp khiến nhiều hộ nuôi lợn như gia đình tôi không dám tái đàn vội. Nhưng đến giữa năm, giá cả cứ nhích dần lên, chăn nuôi có lãi. Năm nay sau Tết, giá lợn hơi vẫn khá ổn định nên chúng tôi cũng yên tâm đầu tư tái đàn.

Trong năm qua có nhiều TBKT được áp dụng trong chăn nuôi: Nhiều giống mới, năng suất cao, chất lượng tốt được đưa vào; thức ăn, thuốc thú y phong phú, đa dạng; nhiều phương thức chăn nuôi tiên tiến đã được người chăn nuôi quan tâm áp dụng, nhất là đối với các trang trại.

Công tác quản lý Nhà nước về chăn nuôi; công tác thú y phòng, chống dịch bệnh, kiểm soát giết mổ, kiểm dịch vận chuyển đã được các cấp, các ngành quan tâm, tăng cường nhất là đối với các cơ sở chăn nuôi quy mô lớn, cơ sở sản xuất giống vật nuôi; ý thức người dân trong chăn nuôi, phòng chống dịch bệnh đã từng bước được nâng lên. Do đó năng suất, chất lượng các sản phẩm chăn nuôi ngày một nâng lên, góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp - nông thôn theo hướng giảm tỷ trọng trồng trọt, tăng tỷ trọng chăn nuôi, cải thiện đời sống nhân dân.

Tuy nhiên, để chăn nuôi thực sự phát triển bền vững và mang lại hiệu quả kinh tế cao, trở thành mũi nhọn trong sản xuất nông nghiệp thì vẫn cần phải khắc phục những tồn tại như: Hạn chế chăn nuôi nhỏ lẻ, tự phát, chăn nuôi phân tán; xử lý triệt để ô nhiễm môi trường do chất thải chăn nuôi ở các khu dân cư; nâng cao trình độ kỹ thuật, khả năng đầu tư thâm canh của người dân, xóa bỏ tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào sự hỗ trợ của Nhà nước của một bộ phận người dân; tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền, hướng dẫn của cơ quan chuyên môn, chính quyền địa phương đến  với nhiều hộ chăn nuôi.

Đẩy mạnh việc đổi mới phương thức chăn nuôi truyền thống, nhỏ lẻ, tự cung tự cấp sang phát triển chăn nuôi theo hướng tập trung, hàng hoá. Tạo ra mô hình liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, tránh phụ thuộc hoàn toàn vào thương lái. Quy hoạch, xây dựng và đưa vào sử dụng các điểm giết mổ đạt quy định để đảm bảo an toàn vệ sinh; nâng cao năng lực sản xuất và cung ứng con giống đảm bảo tiêu chuẩn...


Related news

Tình Hình Dịch Bệnh Trên Tôm Nuôi 10 Tháng Đầu Năm 2013 Tình Hình Dịch Bệnh Trên Tôm Nuôi 10 Tháng Đầu Năm 2013

Từ giữa tháng 8/2013, Tổng cục Thủy sản đã yêu cầu kiểm tra công tác phòng chống dịch bệnh thủy sản tại 14 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung Ương (TW), đến đầu tháng 10, kết quả kiểm tra cho thấy tình hình dịch bệnh trên các đối tượng thủy sản quan trọng, đặc biệt là tôm nuôi nước lợ tuy có giảm so với cùng kỳ năm 2012, nhưng vẫn còn xảy ra trên diện rộng, gây thiệt hại ở nhiều địa phương.

Saturday. November 16th, 2013
Nuôi Cá Tầm Ở Đa Mi Nuôi Cá Tầm Ở Đa Mi

Nhà máy thủy điện Hàm Thuận – Đa Mi nằm trên lưu vực sông La Ngà thuộc sông Đồng Nai là sự kết nối giữa 2 nhà máy Hàm Thuận và Đa Mi cách nhau khoảng 10km, trên địa bàn 2 tỉnh Lâm Đồng và Bình Thuận với diện tích mặt thoáng khoảng 25,2 km2. Nhà máy thủy điện Hàm Thuận gồm 2 tổ máy với công suất 300MW. Nhà máy thủy điện Đa Mi gồm 2 tổ máy với công suất là 175MW.

Saturday. November 16th, 2013
Triển Khai Công Tác Phòng Chống Dịch Bệnh Cho Vụ Nuôi Mới Triển Khai Công Tác Phòng Chống Dịch Bệnh Cho Vụ Nuôi Mới

Trong năm 2013, nghề nuôi tôm của Việt Nam tiếp tục phải đối mặt với nhiều loại dịch bệnh, như: bệnh hoại tử gan tụy cấp, bệnh đốm trắng, bệnh đầu vàng, bệnh hoại tử dưới vỏ và cơ quan tạo máu… Tuy nhiên, nhờ những chỉ đạo đúng đắn, kịp thời trong việc hướng dẫn sản xuất và phòng chống dịch bệnh, cùng với những nỗ lực của các cơ sở nuôi trồng thủy sản, dịch bệnh trên tôm đã giảm. Giá tôm tăng đã giúp người nuôi tôm có lãi. Nuôi trồng thủy sản nói chung và nuôi tôm nói riêng đang phát triển theo chiều hướng tích cực.

Saturday. November 16th, 2013
Nuôi Bò Sữa Mang Lại Hiệu Quả Kinh Tế Cao Nuôi Bò Sữa Mang Lại Hiệu Quả Kinh Tế Cao

Sau nhiều năm làm ruộng, chuyển đổi một số cây trồng không hiệu quả, anh Phạm Văn Muôn (nông dân khóm Bình Đức 2, phường Bình Đức, TP. Long Xuyên, An Giang) mạnh dạn đầu tư nuôi bò sữa, bước đầu mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Saturday. November 16th, 2013
Đích Đến Còn Xa Đích Đến Còn Xa

Hiện nay, trong khi các hộ chăn nuôi lợn, gà đang gặp khó khăn về đầu ra của sản phẩm và chịu nhiều rủi ro vì giá thất thường thì các hộ chăn nuôi bò nói chung và nuôi bò thịt nói riêng lại đang có lãi. Đặc biệt, từ năm 2012, thành phố triển khai dự án chăn nuôi bò BBB ở các huyện ngoại thành Hà Nội đang mở ra hướng làm giàu cho người nông dân.

Saturday. November 16th, 2013