Khoai lang tăng giá, người trồng vẫn lo âu

Đầu mùa, giá khoai lang tím Nhật liên tục rớt giá thảm khiến nhiều nông dân điêu đứng, bỏ cả ruộng khoai chẳng màng thu hoạch vì tiền thuê nhân công còn cao hơn cả tiền bán khoai.
Có thời điểm giá khoai lang tím Nhật chỉ còn từ 150.000 - 200.000 đồng/giạ (60kg).
Tuy nhiên, càng về cuối mùa, khoai lang tím Nhật càng tăng giá.
Đến thời điểm hiện tại thương lái thu mua khoai lang tím Nhật ngay tại ruộng với giá từ 800.000 - Nông dân Nguyễn Văn Phước, ngụ ấp Tân Dương (Tân Thành, Bình Tân) trồng khoai lang tím Nhật ở địa phương cho biết:
“Trước đây tôi thuê 4 công đất (1 công 1.000 m2) để trồng khoai lang nhưng tới ngày thu hoạch tôi bỏ luôn vì giá rẻ quá và chấp nhận lỗ 60 triệu đồng.
Mấy tháng nay giá khoai lang tăng vùn vụt nhưng trong vùng rất ít người có khoai lang để bán”.
Theo ông Phước, khi giá khoai lang xuống thấp nhiều hộ đã chuyển sang trồng lúa mong kiếm cái ăn.
Bây giờ, khi khoai lang tăng vùn vụt một số hộ quay lại trồng khoai nhưng lại phập phồng lo sợ vì có thể giá sẽ tiếp tục xuống thấp như trước đây.
Giá tăng nhưng nông dân còn rất ít khoai lang để bán Giá khoai lang cao ngất ngưởng nên hiện tại nông dân thu hoạch có lợi nhuận từ 8 - 10 triệu đồng/công.
Tuy nhiên, toàn vùng diện tích khoai lang tím Nhật khoảng 1.300 ha nhưng mỗi ngày chỉ có khoảng 10 ha đang thu hoạch, số còn lại mới xuống giống hoặc chưa tới thời gian thu hoạch.
Ông Sơn Văn Luận, Giám đốc hợp tác xã khoai lang Tân Thành (xã Tân Thành, Bình Tân, Vĩnh Long) cho biết:
“Giá khoai lang tăng nhưng thật ra nông dân hưởng lợi chẳng được bao nhiêu vì số lượng đang thu hoạch rất thấp.
Đồng thời năng suất cũng thấp do bị sâu bệnh…”. Một số nông dân đã bỏ khoai lang để trồng lúa Giá khoai lang trồi sụt thất thường và phụ thuộc rất lớn vào thị trường Trung Quốc nên nông dân lo ngại sẽ tiếp tục điệp khúc “tới mùa mất giá”.
Viễn cảnh này nhiều năm liền cứ lặp đi lặp lại nên nông dân rất lo lắng. Nông dân Nguyễn Văn Điền, ngụ Thành Trung (Bình Tân, Vĩnh Long) trồng 9 công khoai lang tím Nhật cho biết:
“Giá khoai lang tím Nhật mấy năm nay rất thất thường lúc đỉnh điểm có thể lên tới 20.000 đồng/kg nhưng khi rớt thì chỉ còn từ 2.000 - 3.000 đồng/kg nên nông dân chịu cảnh thua lỗ nặng.
Bây giờ thấy giá lên cao nhiều người ham trồng nhưng một số lại rất dè chừng “bẫy” của thương lái Trung Quốc nên đã chuyển sang trồng lúa”.
Rất nhiều nông dân trồng khoai lo lắng cảnh "được mùa, mất giá" như trước đây Ông Lê Văn Trung, Giám đốc hợp tác xã rau an toàn Thành Lợi (Bình Tân, Vĩnh Long) cho rằng:
“Hiện nay giá khoai lang tím Nhật tăng cao nhưng nông dân cần thận trọng coi chừng dính “bẫy” của thương lái Trung Quốc.
Bởi vì trong thời gia qua giá khoai lang lên xuống rất thất thường, phụ thuộc vào thường lái Trung Quốc.
Hiện nay tốt nhất là nông dân nên trồng rải vụ, giảm chi phí sản xuất, tăng năng suất đảm bảo có lợi nhuận”.
Theo ông Trung, sau thời gian lên cơn sốt tăng diện tích trồng khoai thì gần đây đã chững lại rất nhiều do nông dân bị thua lỗ và chuyển qua trồng lúa.
Nếu bây giờ thấy giá ở mức cao nông dân lại ồ ạt trồng khoai lang thì rất có thể sẽ lặp lại chuyện "được mùa mất giá" như trước đây.
Related news

Cuối năm 2011, từ Dự án Thoát nghèo bền vững, huyện Thuận Nam đã triển khai Chương trình Nuôi bò vỗ béo cho nông dân Trà Nô, xã Phước Hà. Sau một năm thực hiện, chương trình đã mang lại tín hiệu vui cho nhiều hộ nghèo.

Các doanh nghiệp xuất khẩu và nhiều hộ nuôi tôm ở ĐBSCL đang lo lắng khi Bộ Thương mại Mỹ (DOC) vừa có quyết định sơ bộ, cho rằng các doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu tôm của Việt Nam được trợ cấp từ Chính phủ Việt Nam nên DOC áp thuế chống trợ cấp tôm nước ấm từ Việt Nam lên mức rất cao 5,08% - 7,05%. Đây là mức thuế vô cùng bất lợi đối với các doanh nghiệp xuất khẩu tôm vào thị trường Mỹ.

Mấy tháng gần đây, nghêu giống trong nước rớt giá mạnh do nghêu giống có nguồn gốc từ Trung Quốc tràn sang ồ ạt với giá rất thấp. Điều này khiến nhiều người ương nghêu giống ở ven biển Tân Thành (Gò Công Đông, Tiền Giang) không bán được giống, thua lỗ vì đã mua nghêu cám (nghêu giống loại nhỏ hơn) trước đó để ương với giá cao.

Đây là nhận định của ông Trần Thanh Hải, Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản TP.Cần Thơ nêu ra tại hội nghị tổng kết ngành nông nghiệp TP.Cần Thơ năm 2012, diễn ra ngày 3.1.

Trạm Khuyến nông, Trạm Bảo vệ thực vật thị xã Hồng Ngự (Đồng Tháp) vừa tổ chức hội thảo mô hình “Sử dụng nước thải ao nuôi cá tra tưới lúa” vụ lúa thu đông năm 2012. Trên 30 bà con nông dân trên địa bàn thị xã tham dự.