Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Khi Nông Dân Vay Vốn...

Khi Nông Dân Vay Vốn...
Publish date: Sunday. July 28th, 2013

Dù nguồn vốn không lớn nhưng Quỹ hỗ trợ nông dân được xem như “bà đỡ” góp phần tạo điều kiện để nhiều nông dân huyện Phú Ninh chuyển đổi mô hình sản xuất hiệu quả.

Nhiều mô hình hiệu quả

Trang trại nuôi gà, bồ câu, cá trê của ông Nguyễn Nhung (thôn Tú Lâm, xã Tam Vinh) gần đây được nhiều nông dân trong vùng biết và tìm đến học hỏi kinh nghiệm. Trang trại hiện có khoảng 1 nghìn con gà thịt, hàng trăm con bồ câu Thái và ao nuôi cá trê. Cơ ngơi hôm nay của ông Nhung được khởi đầu bằng nguồn vốn vay 20 triệu đồng từ Quỹ hỗ trợ nông dân huyện Phú Ninh.

Ông Nhung nói: “Ban đầu, tôi biết đến nguồn vốn này từ Hội Nông dân xã Tam Vinh, nhưng không dám vay vì chưa biết đầu tư thế nào. Tôi nghĩ mãi đến việc nuôi gà, nhưng lại sợ dịch bệnh, sợ không có đầu ra. Sau thời gian chần chừ, tôi quyết định thử sức và đã thành công”.

Hiện tại, khoảng 1 nghìn con gà thịt trong trang trại của ông Nhung đủ cung cấp cho nhu cầu của xã Tam Vinh và các xã lân cận. Ngoài ra, ông còn biết ứng dụng khoa học kỹ thuật vào chăn nuôi, tiêm phòng dịch bệnh cho gà nên hạn chế tối đa nguy cơ bệnh dịch. Sau thời gian tìm tòi để nuôi thử con vật nuôi mới, vợ chồng ông Nhung quyết định mở rộng thêm trang trại để nuôi bồ câu Thái.

Đây là giống bồ câu dễ chăm sóc, ít bị bệnh nhưng mau đẻ nên cho hiệu quả kinh tế rất cao. Cùng với ao nuôi cá trê hàng trăm con, mỗi năm ông Nhung thu lợi nhuận hơn 100 triệu đồng từ trang trại nhỏ của mình.

Ông Huỳnh Văn Ba (thôn Dương Đàn, xã Tam Dân) là một nông dân mạnh dạn, dám nghĩ dám làm nên sự đầu tư của ông luôn đúng hướng. Từ số vốn vay ban đầu của Quỹ hỗ trợ nông dân huyện, ông Ba vay mượn thêm, mua máy cày về thử nghiệm trên đồng ruộng của thôn, rồi mở rộng ra các cánh đồng của cả xã.

Sau mỗi mùa vụ, ông Ba lại tích cóp đầu tư thêm máy móc phục vụ cơ giới hóa đồng ruộng. Hiện ông sở hữu 5 loại máy, trong đó có cả máy gặt đập liên hợp giá cả trăm triệu đồng.

Ông Ba tự nghiên cứu, tìm tòi học hỏi cách bảo trì và sửa chữa máy móc để có thể chủ động khi có sự cố, chỉ những lỗi nào quá khó mới mang ra tiệm. Nhờ thế, ông Ba đã tiết kiệm được phần lớn chi phí, đồng thời tăng tuổi thọ cho máy móc của mình.

Ông Ba tâm sự: “Phú Ninh đang tiến hành xây dựng nông thôn mới ở nhiều xã, tôi không muốn dừng lại ở 5 loại máy này mà còn muốn đầu tư mở rộng. Tôi đang nghiên cứu mua thêm nhiều loại máy mới có thể ứng dụng được vào xây dựng nông thôn mới, vừa giúp đỡ bà con nông dân vừa có thể tạo thêm việc làm cho một số lao động”.

Sát cánh cùng nông dân

Phú Ninh là huyện điểm về xây dựng nông thôn mới, nên sản xuất hàng hóa, giá trị cao là đích hướng tới của nền sản xuất nông nghiệp. Hiện Phú Ninh rất chú trọng việc hình thành các vùng sản xuất chuyên canh tập trung gồm lúa thương phẩm chất lượng cao, giống lúa hàng hóa, bắp, đậu phụng, rau quả và nhất là phát triển vùng dưa hấu, rau tập trung, chuyên canh theo tiêu chuẩn GAP…

Hiện nay, bình quân mỗi năm Phú Ninh sản xuất gần 1.000ha lúa giống hàng hóa, giá trị đạt 80 triệu đồng/ha; trên 600ha dưa hấu gắn với thương hiệu dưa hấu Kỳ Lý có giá trị cao. Nhiều cánh đồng mẫu, cánh đồng có thu nhập cao đã được hình thành, phát triển chăn nuôi theo hướng an toàn dịch bệnh…

Sát cánh cùng nông dân trong công cuộc xây dựng nông thôn mới là vai trò bà đỡ của ngành nông nghiệp, Hội Nông dân huyện Phú Ninh. Ông Đỗ Thọ - Chủ tịch Hội Nông dân huyện Phú Ninh cho biết: “Hội có nhiều hoạt động hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất theo hướng hàng hóa, an toàn, có giá trị cao.

Trong đó, nguồn vốn vay từ Quỹ hỗ trợ nông dân được bà con vay và sử dụng rất hiệu quả, giúp hàng trăm lượt nông dân của huyện có được sinh kế làm ăn, tạo được việc làm thường xuyên cho bản thân và nhiều lao động khác lúc nông nhàn”.

Đi đôi với hỗ trợ vốn, hàng năm Hội Nông dân huyện Phú Ninh đều tiến hành khảo sát, theo dõi nhằm đôn đốc các hộ sử dụng đồng vốn hợp lý, đúng mục đích. Ngoài ra, cùng với ngành nông nghiệp, Hội Nông dân Phú Ninh tổ chức tập huấn kiến thức, chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi, gieo trồng cây con đạt chất lượng cao cho nông dân.

Nhiều loại cây, con đạt năng suất cao có thể ứng dụng nuôi trồng trên địa bàn huyện, hội đều giới thiệu đến bà con nhân dân để họ thử nghiệm, nếu cho hiệu quả cao thì sẽ đi tới sản xuất đại trà. Sự hỗ trợ đắc lực của hội giúp hàng trăm lượt nông dân tin tưởng, yên tâm vay vốn sản xuất, đưa nền nông nghiệp Phú Ninh từng bước  chuyên nghiệp hóa, nâng chất lượng hàng hóa lên mức chuẩn, đáp ứng nhu cầu thị trường.


Related news

Hỗ trợ Kiên Giang phòng, chống dịch bệnh thủy sản Hỗ trợ Kiên Giang phòng, chống dịch bệnh thủy sản

Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xuất cấp (không thu tiền) 30 tấn hóa chất Sodium Chlorite 20% thuộc hàng dự trữ quốc gia cho tỉnh Kiên Giang để phòng, chống dịch bệnh thủy sản.

Saturday. September 12th, 2015
Cá đồng khan hiếm Cá đồng khan hiếm

Theo nhiều người dân, chưa có lúc nào các loại cá đồng ở Hậu Giang lại cao như thời điểm hiện nay. Cụ thể, giá cá lóc loại lớn lên đến 120.000 đồng/kg, tăng 30.000 - 40.000 đồng/kg so với cùng kỳ; cá trê vàng từ 90.000 - 100.000 đồng/kg, tăng 20.000 đồng/kg. Các loại cá khác, cua, ếch đều tăng cao so với cùng kỳ. Điều đáng chú ý, mọi năm thường vào thời điểm này cá đồng được bày bán tại các chợ khá nhiều, nhưng năm nay nhiều điểm chợ không thấy bán cá đồng, hoặc có thì đa phần chỉ là cá nhỏ.

Saturday. September 12th, 2015
Bẫy mực trên vịnh Cam Ranh Bẫy mực trên vịnh Cam Ranh

"Chỉ việc thả những chiếc bóng xuống lòng biển để dụ mực lá vào đẻ trứng, thế là có thu hoạch”, ngư dân Đặng Văn Tý - tổ dân phố Hòa Do 5B (phường Cam Phúc Bắc, TP. Cam Ranh, Khánh Hòa) chia sẻ về công việc bẫy mực, khiến chúng tôi không khỏi tò mò về cái nghề tưởng như làm chơi ăn thật này.

Saturday. September 12th, 2015
Chọn hướng đi riêng với mô hình nuôi cá lăng nha Chọn hướng đi riêng với mô hình nuôi cá lăng nha

Với vị trí đầu nguồn, người dân huyện Hồng Ngự (Đồng Tháp) đã biết khai thác nuôi các loại thủy sản có giá trị kinh tế cao như cá tra, cá ba sa… Thời gian qua, yếu tố cung cầu của thị trường xuất khẩu bất lợi khiến giá các loại thủy sản này không còn sức hấp dẫn. Trước tình hình mới, anh Trương Văn Điền (xã Phú Thuận B, huyện Hồng Ngự) quyết định tìm hướng đi riêng với mô hình nuôi cá lăng nha.

Saturday. September 12th, 2015
Lượng giá mô hình nuôi cá chép Koi thương phẩm Lượng giá mô hình nuôi cá chép Koi thương phẩm

Sáng ngày 4/9, tại hộ anh Nguyễn Văn Thương, ấp 2 xã Tân Nhựt, huyện Bình Chánh, TP HCM. Trung tâm Khuyến nông TP cùng Trạm khuyến nông Bình Chánh –Bình Tân thuộc Trung tâm Khuyến nông TP đã tổ chức buổi lượng giá "Mô hình nuôi cá chép Koi". Đến tham dự có ông Võ Ngọc Anh, Giám đốc Trung tâm; đại diện các phòng ban Trung tâm, các cán bộ kỹ thuật của trạm, cùng đông đảo bà con mong muốn tham gia nuôi cá cảnh trên địa bàn.

Saturday. September 12th, 2015