Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Khi Những Ruộng Lúa Bị… Khai Tử

Khi Những Ruộng Lúa Bị… Khai Tử
Publish date: Friday. August 29th, 2014

Những năm gần đây, diện tích thanh long ở Bình Thuận liên tục phát triển. Mới qua mấy tháng đầu năm 2014 đã có nhiều diện tích đất lúa 2 - 3 vụ ở các huyện Hàm Thuận Nam, Hàm Thuận Bắc, Bắc Bình… bị nông dân tự “quy hoạch” để trồng thanh long.

Khi những ruộng lúa tiếp tục bị khai tử để thanh long tự phát cũng đồng nghĩa với những rủi ro khó lường mà người trồng thanh long sẽ phải hứng chịu.

Theo qui hoạch của tỉnh Bình Thuận thì đến năm 2015, diện tích trồng thanh long cả tỉnh sẽ là 15.087 ha, nhưng đến thời điểm này, diện tích đã nhảy vọt lên 22.452 ha, vượt quy hoạch đến năm 2015 trên 7.000 ha.

Làm nông luôn vất vả, và nếu chỉ chăm vào cây lúa thì khó mà đổi đời, tuy nhiên hiện nay, việc tiêu thụ lúa thương phẩm ở một số địa phương cũng khá thuận lợi. Vừa rồi ở xã Hàm Phú, huyện Hàm Thuận Bắc, thu hoạch xong 20 ha lúa theo mô hình thí điểm liên kết sản xuất lúa giống, lúa thương phẩm, năng suất bình quân từ 65 đến 70 tạ mỗi ha.

Giá thu mua ở đầu vụ từ 7.000 đến 7.200 đồng/kg. Như vậy, trồng 1 ha lúa, nông dân thu về khoảng 50 triệu đồng, nhưng tính ra vẫn thấp hơn từ 3 đến 4 lần so với thu nhập từ 1 ha thanh long trái vụ và được giá.

Do đó, thấy lợi trước mắt, nhiều người đổ xô trồng thanh long, nhưng đến khi thị trường giá biến động thì hậu quả cũng khó mà lường được. Được biết, toàn tỉnh hiện 6.694 ha thanh long trồng trên đất lúa, trong đó thanh long trồng trên đất lúa 2 – 3 vụ là 4.079 ha, đất lúa 1 vụ là 2.165 ha.

Riêng tại huyện Hàm Thuận Bắc, mới chỉ 5 tháng đầu năm 2014 đã có 907 trường hợp vi phạm trồng thanh long trên đất lúa với diện tích trên 230 ha, trong đó có trên 209 ha lúa nước từ 2 đến 3 vụ bị đào ao, đổ đất để trồng thanh long. Qua kiểm tra cấp xã đã xử phạt 510 trường hợp.

Việc quản lý chặt chẽ đất lúa nước có liên quan đến vấn đề an ninh lương thực quốc gia, nhưng thực tế khi tiến hành xử phạt nông dân cũng là vấn đề rất nhạy cảm, gây khó xử cho những người phụ trách công việc này.

Hiện thanh long Bình Thuận vẫn chưa đứng vững được ở các thị trường lớn khác như các nước châu Âu, châu Mỹ, mà đa phần là được xuất dạng tiểu ngạch qua thị trường Trung Quốc; nhưng mỗi khi bến đỗ này chỉ gặp trục trặc nhỏ thì chẳng những ảnh hưởng trực tiếp đến nhà vườn, những người kinh doanh, mà còn liên đới chung đến sự phát triển kinh tế nông nghiệp của tỉnh.

Bên cạnh diện tích thanh long phát triển quá nhanh cũng ảnh hưởng đến một số vấn đề xã hội như gây quá tải cho công suất điện, hạn chế những sản phẩm lương thực khác…

Ngoài việc quản lý, xử phạt, cũng còn nhiều việc lớn hơn cần phải làm như quản lý và thực hiện triệt để diện tích, quy hoạch vùng trồng thanh long, có biện pháp hỗ trợ thực tế để khuyến khích nông dân tập trung đầu tư chăm sóc long sạch theo tiêu chuẩn VietGAP thay vì phát triển thêm diện tích.

Và có lẽ bước ổn định lâu dài nhất vẫn là nhanh chóng tìm cách tăng thị trường xuất chính ngạch, có hợp đồng để ràng buộc giữa người trồng và tiêu thụ.

Khi nông dân vẫn chưa ý thức được những rủi ro thị trường thì diện tích cây thanh long sẽ còn tăng, thay vào đó sẽ có nhiều diện tích lúa tiếp tục bị khai tử.


Related news

Lượng lớn bò Úc sẽ đổ về Việt Nam sau TPP Lượng lớn bò Úc sẽ đổ về Việt Nam sau TPP

Nhiều doanh nghiệp lớn bắt đầu tham gia vào chuỗi cung ứng giết mổ và phân phối thịt bò về tận các địa phương, khiến số lượng bò nhập khẩu từ Australia đã tăng gần 6 lần trong thời gian từ 2012-2014.

Thursday. November 5th, 2015
Xuất khẩu thủy sản khó phục hồi Xuất khẩu thủy sản khó phục hồi

Với xu hướng tăng trưởng âm như hiện nay, xuất khẩu thủy sản năm 2015 của Việt Nam được dự báo giảm 15% so với 2014.

Thursday. November 5th, 2015
Chuyện nuôi tôm công nghiệp Chuyện nuôi tôm công nghiệp

Ông Nguyễn Trung Tấn (ấp Tân Bằng, xã Phong Lạc, huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau) lắc đầu ngao ngán: “Trước nuôi tôm công nghiệp dễ làm giàu, làm chơi mà ăn thiệt. Còn giờ làm thiệt lại không có ăn.

Thursday. November 5th, 2015
Sử dụng Vitamin C trong nuôi thủy sản Sử dụng Vitamin C trong nuôi thủy sản

Vitamin C đã được nghiên cứu và đánh giá là một yếu tố dinh dưỡng vi lượng thiết yếu cho tôm, cá. Sử dụng Vitamin C trong quá trình nuôi là rất cần thiết, giúp việc phòng bệnh cho tôm cá được tốt hơn, góp phần mang lại hiệu quả cao cho người nuôi.

Thursday. November 5th, 2015
Kinh tế khá giả nhờ nuôi cá chiên Kinh tế khá giả nhờ nuôi cá chiên

Cá chiên thường sống ở khu vực nước sạch, dòng chảy mạnh, nơi có nhiều khe đá. Cá chiên là loài cá đặc sản, có giá trị kinh tế cao, giá dao động từ 450 đến 500 nghìn đồng/kg.

Thursday. November 5th, 2015