Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Khi cây sâm ngủ đông

Khi cây sâm ngủ đông
Publish date: Monday. October 26th, 2015

Sâm vào kỳ ngủ đông.

Tưởng như rừng nơi này sẽ tĩnh lặng, nhưng không, vùng sâm vẫn chuyển động không ngừng.

Bởi từ khi đề án quốc gia về sâm Ngọc Linh - Sâm  Việt Nam, được Chính phủ phê duyệt, cùng với chính sách, cơ chế thông thoáng của tỉnh về cho thuê môi trường rừng nguyên sinh đã thu hút các doanh nghiệp, các nhóm hộ… đến tìm hiểu để đầu tư, làm giàu chính đáng.

Trên các chuyến xe ngược xuôi từ phố thị lên vùng cao Nam Trà My, những ngày tháng này cùng với hàng hóa nông sản thực phẩm sạch từ rừng còn có các vị khách từ khắp nơi về miền núi cao.

 

Gieo hạt sâm giống tại xã Trà Linh.

Nhóm doanh nhân ở Hà Nội đi cùng chuyến xe từ Nam Trà My về vùng xuôi với tôi.

qua trò chuyện, họ cho hay, nhờ các phương tiện truyền thông mà họ biết được nước ta có loại sâm còn tốt hơn cả sâm Hàn Quốc.

Biết huyện Nam Trà My còn có khu rừng nguyên sinh hàng nghìn năm tuổi, với những con người gắn bó cùng thiên  nhiên và biết làm giàu nhờ trồng sâm Ngọc Linh mà trở thành triệu phú đô la, họ tìm đến để tìm hiểu và tìm cơ hội đầu tư.

Đến với vùng cao Nam Trà My, tận mắt nhìn thấy cây sâm Ngọc Linh, tiếp xúc với bà con Xê Đăng, Ca Dong thật thà, chất phác, họ nhận ra đấy là miền đất hứa.  Họ bảo với tôi rằng, họ sẽ trở  lại và quyết  định gắn bó đầu tư vùng sâm nguyên liệu và khu du lịch nghỉ dưỡng sinh thái trong tương lai gần.

Tôi lại nhớ lần dẫn hai doanh nhân cùng đoàn chuyên gia về thổ nhưỡng cây trồng từ TP.Hồ Chí Minh lên Trà Linh và Trà Cang để họ tìm hiểu đất đai và các chính sách, cơ chế để đầu tư lâu dài tại đây.

Họ cũng  bảo biết về cây sâm Ngọc Linh, biết về vùng đất này là qua truyền thông báo chí.

Và sau chuyến đi, họ quyết định lập kế hoạch đầu tư vùng nguyên liệu 1.200ha trồng sâm Ngọc Linh và các loại cây dược liệu khác trên ngay trên mảnh  đất Nam Trà My này.

Với các nhóm hộ và từng hộ đồng bào, khi biết được đề án sâm Ngọc Linh được Chính phủ chấp nhận và tỉnh có cơ chế cho thuê môi trường rừng trồng sâm, bà con không kể nhọc nhằn mưa lạnh, họ rủ nhau vào rừng  khoanh vùng, xác định vị trí để sau này xin thuê môi trường rừng trồng sâm có địa chỉ, khu vực  và diện tích cụ thể để được cấp giấy chứng nhận.

Đó là cách nghĩ chân chất của bà con Xê Đăng, Ca Dong nhưng qua đấy tôi thấy bà con cũng đã đổi mới cách nghĩ cách làm để xóa đói giảm nghèo và làm giàu bền vững.

Huyện Nam Trà My đang cử đoàn cán bộ trắc nghiệm địa chất bám sát địa bàn mang theo các thiết bị quan trắc đo đạc định vị để vẽ bản đồ quy hoạch phân lô theo từng tiểu khu rừng được quy hoạch trồng sâm.

Theo lãnh đạo huyện, việc này cố gắng hoàn thành sớm nhất có thể để sang năm tới các hộ, nhóm hộ và các doanh nghiệp có được tờ giấy thông hành là tấm bìa xanh thuê môi trường rừng trồng sâm mạnh dạn xúc tiến đầu tư .

Khi cây sâm ngủ đông, không có nghĩa là chính quyền, doanh nghiệp, nhóm hộ và từng hộ được nhàn nhã.

Tất cả đang âm thầm làm việc để đề án quốc gia về sâm Ngọc Linh sớm được triển khai thực hiện.


Related news

Nông Dân Phạm Hiền Làm Kinh Tế Giỏi Nông Dân Phạm Hiền Làm Kinh Tế Giỏi

Trở về từ chiến trường Campuchia sau năm 1982, anh Phạm Hiền ở thôn Tân Hòa, xã Hòa Sơn (Ninh Sơn), chỉ có hai bàn tay trắng nay đã có một cơ ngơi khá giả, là một trong những tấm gương điển hình của địa phương vươn lên thoát nghèo, làm kinh tế giỏi.

Tuesday. July 30th, 2013
Thuê Nông Dân Nuôi Đặc Sản Thuê Nông Dân Nuôi Đặc Sản

Công ty TNHH một thành viên Phúc Toàn Đức (xã Phú Hòa, huyện Định Quán, Đồng Nai) được thành lập từ tháng 8/2012. Hiện, doanh nghiệp đang đầu tư cho hàng chục nông dân ở xã Phú Hòa tham gia mô hình chăn nuôi cá - ếch - rắn, mang lại thu nhập cao.

Wednesday. May 22nd, 2013
Có 50% Diện Tích Tôm Công Nghiệp Bị Treo Đầm Có 50% Diện Tích Tôm Công Nghiệp Bị Treo Đầm

Tính đến thời điểm này, nông dân huyện Cái Nước (Cà Mau) đã thả nuôi được hơn 700 ha tôm nuôi công nghiệp, đạt gần 90% chỉ tiêu kế hoạch năm, năng suất đạt trung bình từ 6 đến 6,5 tấn/ha. Cá biệt có một số hộ áp dụng đúng quy trình kỹ thuật và thả nuôi đúng lịch thời vụ, năng suất đạt hơn 7 tấn/ha.

Saturday. September 14th, 2013
Khó Tiếp Tục Bảo Hiểm Nông Nghiệp Khó Tiếp Tục Bảo Hiểm Nông Nghiệp

Hiện Chính phủ đang thí điểm bảo hiểm nông nghiệp tại 20 tỉnh thành và sẽ kết thúc vào tháng 6-2014. Tuy nhiên, với tình trạng trục lợi bảo hiểm xảy ra trong thời gian qua thì khả năng sau thời gian này bảo hiểm nông nghiệp khó có thể trở thành một kênh để hỗ trợ người dân.

Saturday. September 14th, 2013
Dịch Heo Tai Xanh Gây Thiệt Hại 24 Tỷ Đồng Ở Đak Lak Dịch Heo Tai Xanh Gây Thiệt Hại 24 Tỷ Đồng Ở Đak Lak

Theo Chi cục Thú y: đợt dịch heo tai xanh xảy ra trên địa bàn tỉnh Đak Lak vừa qua đã gây thiệt hại nặng cho ngành chăn nuôi. Đã có 13 huyện, thị xã, thành phố (trừ huyện Lak và Krông Bông) với 115 xã, 707 thôn, 2.287 hộ có dịch heo tai xanh.

Saturday. November 10th, 2012