Khai thác lợi thế cây ăn quả
Khu vườn trồng thanh long ruột đỏ của gia đình ông Thịnh, xã Cao Xá.
Nhiều cây trồng mới, hiệu quả cao
Gia đình ông Nguyễn Văn Mậu, thôn Lân Thịnh, xã Phúc Hòa trước kia có 1,5 ha chủ yếu là vườn tạp, hiệu quả kinh tế không cao. Năm 2007, sau khi đi thăm nhiều mô hình trồng nhãn chín muộn ở tỉnh Hưng Yên, ông Mậu đã chuyển toàn bộ diện tích này sang trồng nhãn.
Theo ông Mậu, thời điểm thu hoạch nhãn muộn sau vải thiều khoảng 2 tháng nên tiêu thụ khá thuận lợi, thương lái về tận vườn thu mua.
Vụ vừa qua, ông thu 10 tấn quả, trị giá gần 300 triệu đồng. Nhận thấy nhãn muộn phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng, giá trị kinh tế cao, nhiều hộ dân đã cải tạo vườn tạp, đưa cây trồng này vào thay thế giống nhãn "thóc" hiệu quả thấp và từng bước mở rộng diện tích ở các xã. Năm nay nhãn được mùa, toàn huyện có 230 ha, sản lượng ước đạt 600 tấn, tăng 60 tấn so với năm ngoái.
Cùng với trồng nhãn, người dân ở các xã: An Dương, Cao Xá, Lam Cốt, Ngọc Vân, Ngọc Thiện tích cực cải tạo vườn tạp trồng thanh long ruột đỏ, bưởi Diễn, cam Đường Canh. Cách đây 15 năm, ông Dương Đức Thịnh, thôn Yên, xã Cao Xá vào tỉnh Bình Thuận làm vườn, chăm sóc cây thanh long cho gia đình người họ hàng.
Nắm bắt được kỹ thuật và kinh nghiệm, cuối năm 2013, ông về quê đầu tư phát quang vườn bãi, đổ trụ bê tông để trồng 250 gốc thanh long ruột đỏ. Áp dụng đúng quy trình kỹ thuật trồng, chăm sóc nên sau 2 năm, cây bắt đầu cho thu hoạch.
Ông Thịnh cho biết: “Thanh long phù hợp với đất đồi bãi, chịu hạn tốt, tuy nhiên không nên vun đất ngập gốc để tránh thối rễ. Từ tháng Tư đến nay, vườn thanh long cho thu 30 triệu đồng. Hết vụ, nhà tôi sẽ thu thêm 10 - 15 triệu đồng nữa”. Để đa dạng cây ăn quả, ông đang chuyển thêm 1 ha trồng bạch đàn hiệu quả kinh tế thấp sang trồng bưởi Diễn và thanh long.
Quy hoạch vùng cây ăn quả tập trung
Theo Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện, Tân Yên hiện có 2.800 ha cây ăn quả, trong đó vải thiều sớm 1.600 ha, còn lại là nhãn, vú sữa, bưởi Diễn, ổi, thanh long, cam Đường Canh. Những cây trồng này ngày càng phát triển, tập trung thành vùng như: Vải sớm ở các xã Phúc Hòa, Hợp Đức, Tân Trung, Liên Sơn, Cao Thượng; vú sữa tại xã Hợp Đức, Cao Xá, Việt Lập; nhãn, bưởi Diễn, ổi ở các xã: An Dương, Việt Lập, Hợp Đức, Lam Cốt, Ngọc Vân, Việt Ngọc.
Những năm qua, UBND huyện chỉ đạo phòng chức năng tổ chức nhiều lớp tập huấn kỹ thuật; phối hợp với ngành chức năng xây dựng mô hình sản xuất theo quy trình an toàn (vải VietGAP). Đặc biệt, giai đoạn 2012 - 2015, huyện thực hiện dự án “Phát triển cây vú sữa tại xã Hợp Đức” với tổng kinh phí hỗ trợ gần 180 triệu đồng. Từ cây ăn quả, mỗi năm nông dân toàn huyện thu nhập 170 tỷ đồng. Đây là khoản thu lớn giúp nhiều hộ ổn định cuộc sống.
Tuy nhiên, hiện nay diện tích cây ăn quả có chất lượng cao còn manh mún, nhỏ lẻ; người dân vẫn trồng tự phát, mạnh ai người ấy làm. Toàn huyện chỉ có vùng vải thiều sớm đã được quy hoạch. Hơn nữa, các hộ chưa chú trọng ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào chọn giống, chăm sóc nên chất lượng sản phẩm không đồng đều, sức cạnh tranh thấp. Sản phẩm đầu ra chưa có hợp đồng tiêu thụ ổn định.
Nhằm khắc phục những hạn chế nêu trên, từng bước khai thác lợi thế về đất vườn, hình thành vùng cây ăn quả tập trung, Huyện ủy Tân Yên đang xây dựng nghị quyết chuyên đề về phát triển cây ăn quả, nâng cao hiệu quả kinh tế vườn đồi giai đoạn 2015 - 2025. Mục tiêu phấn đấu đến năm 2025, diện tích cây ăn quả toàn huyện đạt 4.000 ha.
Trong đó, huyện tập trung cải tạo đất vườn tạp, đất lâm nghiệp và đất trồng cây hằng năm để trồng mới 1.200 ha. Các giải pháp tổng hợp được đưa ra nhằm tăng cường sự vào cuộc của các cấp ủy đảng, chính quyền; đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất; lập quy hoạch và tăng cường mối liên kết “4 nhà” trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.
Huyện đang xem xét xây dựng cơ chế khuyến khích phát triển cây ăn quả; tạo điều kiện cho người dân chuyển đất vườn tạp, đồi cao, đất cấy lúa một vụ không ăn chắc sang trồng nhãn, vải thiều sớm, vú sữa, cam Đường Canh, thanh long, tạo ra sản phẩm có chất lượng. Từng bước xây dựng nhãn hiệu hàng hóa đối với một số sản phẩm, mở rộng thị trường tiêu thụ”. (Ông Nguyễn Quang Lượng- Phó Chủ tịch UBND huyện Tân Yên)
Related news
Cá rô đầu vuông là đối tượng nuôi có nhiều ưu điểm như kích thước lớn, nhanh to, chất lượng thịt thơm ngon, dễ thích nghi với môi trường nuôi. Đặc biệt, đây là loài thủy sản có tốc độ sinh trưởng nhanh, tạo điều kiện cho các hộ dân rút ngắn thời gian quay vòng vốn
Mỗi con bò trước khi giết mổ được chủ cơ sở bơm nước cưỡng bức vào bụng sẽ thu lợi thêm khoảng 2-3 triệu đồng. Đây không chỉ là hành vi gian lận mà nguy hại hơn, chất lượng thịt giảm đáng kể do nước bơm vào đều bị ô nhiễm.
Chị Ba, cư ngụ tại ấp II (Thạnh Lộc, Cai Lậy, Tiền Giang) thở dài, nói: “Sau một thời gian suy nghĩ, đắn đo lợi hại, cuối cùng tôi đã phải đứt ruột bỏ ra 20 triệu đồng thuê cơ giới san lấp 4.000 m2 (4 công đất) ao ương cá tra giống để tái trồng lúa trong vụ đông xuân 2013 - 2014 tới”.
Chiều 18.9, ông Nguyễn Thế Linh, Phó Chủ tịch UBND xã Hoài Mỹ, huyện Hoài Nhơn (Bình Định), cho biết: Mưa lớn kéo dài suốt 5 ngày qua kết hợp với nước từ thượng nguồn đổ về với lưu lượng lớn khiến nhiều diện tích hồ tôm nuôi của 15 hộ dân tại thôn Công Lương bị vỡ bờ bao và ngập úng nặng. Qua thống kê, hiện có 15 hồ nuôi với diện tích 4,5 ha trên địa bàn chịu ảnh hưởng, ước tính thiệt hại gần 3 tỉ đồng.
Đó là anh Bùi Sĩ Ngọc ở thôn Văn Quang, xã Phước Quang, huyện Tuy Phước (Bình Định). Cơ sở của anh chuyên ấp nở vịt xiêm và gà ta, với quy mô 2 lò ấp theo chu kỳ 5 ngày ấp nở được 1 lứa, sản xuất ra 5.000 con giống.