Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Khai thác cao su chưa qua cơn bĩ cực

Khai thác cao su chưa qua cơn bĩ cực
Publish date: Wednesday. June 3rd, 2015

Giá cao su thế giới kể từ đầu năm đến nay vẫn chưa thấy tín hiệu khởi sắc. Mặc dù mức giá trung bình trong bốn tháng đầu năm đã tăng khoảng 6% so với quí 4-2014 nhưng so với cùng kỳ năm ngoái thì vẫn thấp hơn khoảng 23%. Cụ thể, vào thời điểm cuối tháng 4, trên thị trường giao dịch Singapore, các hợp đồng cao su RSS3 được giao dịch với giá phổ biến khoảng 1.800 đô la Mỹ/tấn, đã hồi phục nhẹ so với mức thấp nhấp khoảng 1.700 đô la Mỹ/tấn vào thời điểm cuối quí 1 nhưng vẫn cách khá xa mức trung bình năm 2014 (1.950 đô la Mỹ/tấn).

Chịu ảnh hưởng chung của việc giá cao su trên thị trường thế giới sụt giảm, kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này của nước ta cũng gặp nhiều khó khăn. Trong bốn tháng đầu năm, Việt Nam chỉ xuất khẩu được 268.000 tấn cao su với tổng giá trị đạt 382 triệu đô la Mỹ (tăng 40% về lượng nhưng giá trị chỉ đạt mức tương đương so với cùng kỳ năm ngoái). Trung Quốc, Malaysia và Ấn Độ là ba thị trường tiêu thụ cao su lớn nhất của Việt Nam, chiếm 68% thị trường.

Nguyên nhân khiến cao su mất giá không có gì mới và có thể dự đoán được. Nguồn cung vẫn khá dồi dào khi sản lượng tại các cường quốc cao su như Thái Lan, Indonesia, Malaysia... vẫn ổn định trong khi nhu cầu tiêu thụ của nước nhập khẩu cao su lớn nhất của Việt Nam là Trung Quốc chưa thật sự khởi sắc do quá trình hạ nhiệt kinh tế. Đây sẽ tiếp tục là áp lực không nhỏ đối với diễn biến giá cao su trong các tháng tới.

Diễn biến không thật sự tích cực của giá cao su thế giới đã có ảnh hưởng khá rõ rệt tới kết quả kinh doanh của các công ty khai thác cao su tự nhiên. Ngoài năm doanh nghiệp trong ngành cao su niêm yết trên sàn là các công ty cổ phần Cao su Đồng Phú (DPR), Cao su Phước Hòa (PHR), Cao su Hòa Bình (HRC), Cao su Tây Ninh (TRC) và Cao su Thống Nhất (TNC) đã khá quen thuộc với nhà đầu tư thì trong một vài năm gần đây Hoàng Anh Gia Lai (HAG) với sự chuyển hướng sang nông nghiệp cũng đang có kết quả kinh doanh phần nào phụ thuộc vào giá mặt hàng này.

Với HAG, doanh thu bán mủ cao su trong quí 1-2015 chỉ đạt 30 tỷ đồng, mặc dù không có số liệu cùng kỳ năm ngoái để so sánh nhưng con số này chỉ bằng khoảng 13% so với mức doanh thu thuần của cả năm 2014 mà HAG có được từ việc bán cao su (227 tỷ đồng). Doanh thu thuần từ cao su trong năm 2014 chỉ đạt 67% so với kế hoạch đề ra (341 tỷ đồng) và lợi nhuận gộp là 107 tỷ đồng. Nguồn thu từ cao su của doanh nghiệp này cũng đang trên đà sụt giảm khá mạnh dù diện tích trồng thực tế rất lớn, tổng cộng 42.500 héc ta. Cơ cấu lợi nhuận gộp từ cao su năm 2014 chiếm tỷ trọng 8,7% so với tổng lợi nhuận toàn tập đoàn nhưng dự kiến năm 2015 chỉ số này sẽ sụt giảm hơn một nửa, chỉ còn 4%. Riêng kế hoạch doanh thu thuần từ cao su của HAGL năm 2015 sẽ giảm 6% so với năm trước.

Kết quả kinh doanh quí 1 của Công ty cổ phần Cao su Đồng Phú (DPR) cũng không mấy tích cực khi doanh thu và lợi nhuận đều giảm mạnh. Doanh thu thuần trong quí của công ty chỉ đạt 126,6 tỷ đồng, giảm 28% so với cùng kỳ trong khi lợi nhuận gộp chỉ đạt 21,56 tỷ đồng giảm 61% so với quí 1-2014.

Công ty cổ phần Cao su Phước Hòa (PHR) cũng có kết quả kinh doanh quí 1 kém khả quan. Do sản lượng và giá bán ra giảm sút nên doanh thu thuần trong kỳ chỉ đạt 270 tỉ đồng, giảm 32,5% so với cùng kỳ năm ngoái.

Lợi nhuận gộp cũng chỉ đạt 40,3 tỷ đồng so với mức 104,5 tỷ đồng của quí 1-2014, giảm 61,4%.

Nhìn chung, hoạt động trong lĩnh vực chịu sự chi phối lớn của thị trường thế giới, khó khăn trong sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp cao su tự nhiên trong quí 1 vừa qua là điều không bất ngờ và có thể nhìn thấy trước. Triển vọng ngành này trong các tháng tới vẫn chưa có nhiều khởi sắc khi cung vẫn có xu hướng vượt cầu trong bối cảnh nhu cầu tiêu thụ tại các thị trường lớn như Trung Quốc, Ấn Độ... có thể vẫn tiếp tục thu hẹp.

Trước tình hình đó, nhiều doanh nghiệp khai thác cao su tự nhiên ngay từ đầu năm đã đặt kế hoạch kinh doanh khá thận trọng. Điển hình như Cao su Phước Hòa đặt tổng doanh thu ở mức giảm 32% và lợi nhuận sau thuế giảm 57% so với mức thực hiện của năm ngoái. Cao su Hòa Bình (HRC) đặt kế hoạch lợi nhuận năm 2015 giảm 54,3% so với kết quả năm 2014.

Có thể thấy các doanh nghiệp đã nhìn thấy trước được khó khăn và cũng ít nhiều lên kế hoạch chuẩn bị đối phó với thêm một năm giá cao su ở mức thấp. Tuy nhiên, với những người nông dân trực tiếp trồng cao su, khả năng chịu đựng của họ là có hạn. Nếu tình hình giá thấp như hiện nay tiếp tục duy trì, sẽ có thêm nhiều héc ta cao su bị nông dân chặt bỏ để chuyển sang các loại cây trồng mới. Bài toán “nuôi con gì, trồng cây gì” dựa trên dự báo về nhu cầu của thị trường cũng như các biện pháp phòng vệ, giảm thiểu rủi ro cho nông dân khi giá giảm xem ra vẫn chưa tìm ra lời giải hữu hiệu!


Related news

An Giang phát triển thủy sản ứng dụng công nghệ cao An Giang phát triển thủy sản ứng dụng công nghệ cao

Theo Sở Khoa học và Công nghệ, nhu cầu lượng giống tôm càng xanh để nuôi trong toàn tỉnh An Giang khá cao, khoảng 40 – 50 triệu con giống. Tuy nhiên, khả năng cung cấp giống của tỉnh rất thấp khoảng 15 triệu con, do vậy người nuôi phải nhập từ các tỉnh lân cận khu vực ĐBSCL, như: Cần Thơ, Đồng Tháp, Tiền Giang, Bến Tre….

Friday. May 29th, 2015
Đầu tư bài bản, nắm vững quy trình để nuôi tôm bền vững Đầu tư bài bản, nắm vững quy trình để nuôi tôm bền vững

Dịch bệnh xảy ra và diễn biến phức tạp ngay trong vụ nuôi đầu năm khiến tôm chết hàng hoạt, hoặc chậm phát triển. Về nguyên nhân dịch bệnh, ông Nguyễn Minh Đức, Chi cục trưởng Chi cục Nuôi trồng Thủy sản (NTTS) tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết:

Friday. May 29th, 2015
Kim Sơn (Ninh Bình) nắng nóng, cảnh báo nguy cơ dịch bệnh trên tôm nuôi Kim Sơn (Ninh Bình) nắng nóng, cảnh báo nguy cơ dịch bệnh trên tôm nuôi

Đến thời điểm này, vùng nuôi thủy sản nước lợ ven biển huyện Kim Sơn (Ninh Bình) đã kết thúc công tác thả giống, tập trung vào chăm sóc và quản lý ao nuôi. Tổng lượng tôm giống nuôi thả năm nay khoảng 140 triệu con, trong đó có 85 triệu con tôm sú và 55 triệu con tôm thẻ.

Friday. May 29th, 2015
Nhiều hộ ương nuôi cá giống có lãi Nhiều hộ ương nuôi cá giống có lãi

Theo Liên trạm Thủy sản Ô Môn-Thới Lai-Cờ Đỏ (TP Cần Thơ), hiện giá cá tra giống loại 2cm có giá bán 26.000 - 27.000 đồng/kg. Với giá bán này các hộ ương cá tra giống có lãi khoảng 6.500 đồng/kg, một số hộ nuôi đang thả nuôi mới, tuy nhiên tỷ lệ cá ương nuôi sống rất thấp. Giá các giống cá ruộng nhìn chung không tăng so với cùng kỳ do chưa vào vụ thả nuôi cá ruộng.

Friday. May 29th, 2015
Xôn xao Cửa Hội (Nghệ An) Xôn xao Cửa Hội (Nghệ An)

Từ đầu năm đến nay, đã có hơn 6.000ha tôm nuôi của bà con huyện Hồng Dân (Bạc Liêu) bị thiệt hại. Tập trung nhiều ở các xã Ninh Thạnh Lợi, Ninh Thạnh Lợi A và Vĩnh Lộc A. Tôm nuôi bị thiệt hại chủ yếu từ 1 - 2 tháng tuổi.

Friday. May 29th, 2015