Khắc Phục Tôm Càng Xanh Ôm Trứng Sớm

Tôm càng xanh cái mang trứng sớm thường xuất hiện trên tôm thương phẩm khiến tôm chậm lớn. Nguyên do là chất lượng con giống kém, điều kiện môi trường ao nuôi chưa tốt và việc chăm sóc cho ăn chưa đáp ứng được nhu cầu chất dinh dưỡng.
Khi nhiệt độ nước tăng cao, vượt quá 28oC thì tôm có khuynh hướng thành thục sớm, tập trung các chất dinh dưỡng được hấp thụ vào việc phát triển trứng. Tôm cái tiến hành hoạt động giao phối với tôm đực và đẻ trứng. Tôm cái mang trứng vẫn tăng trưởng sẽ chậm hơn so với tôm cái không mang trứng. Mặt khác, sự hiện diện những con cái thành thục sinh dục đã kích thích những tôm đực tiến hành giao phối thường xuyên hơn với tôm cái.
Cách khắc phục:
- Chọn con giống tốt tại những có sở có uy tín.
- Ao nuôi có độ sâu thích hợp: Ao nuôi quảng canh cải tiến cần duy trì mực nước đạt độ sâu từ 0,8-1m; ao nuôi bán thâm canh độ sâu mực nước đạt 1,2-1,4m.
- Đảm bảo chất dinh dưỡng cần thiết: Khẩu phần ăn hằng ngày cần đảm bảo lượng đạm động vật chiếm từ 20-30% bằng nguồn thức ăn tại chỗ như cá tạp, cua, ốc, cám gạo, khoai mỳ và hạn chế sử dụng thức ăn giàu năng lượng như cơm dừa, bánh dầu, mỡ động vật. Thức ăn cần được nấu chín ép thành sợi có độ lớn phù hợp với khả năng bắt mồi của tôm. Nếu sử dụng thức ăn tươi cần thực hiện thay nước thường xuyên vì môi trường ao nuôi dễ bị ô nhiễm.
- Thu tỉa tôm cái ôm trứng: Sau 3,5-4 tháng nuôi cần tiến hành thu tỉa tôm cái ôm trứng. Định kỳ 2 tuần/lần, dùng lưới kéo thu tôm ôm trứng ra, đồng thời giúp giảm mật độ cá thể trên diện tích nuôi, tạo điều kiện tốt cho những con nuôi còn lại trong ao.
Related news

Nơi có môi trường nước thích hợp cho sinh sông của tôm suốt thời gian nuôi (theo đặc điểm sinh thái và môi trường sống của tôm).

Dựa vào hình dạng và màu sắc để phân biệt tôm càng xanh và các loại tôm khác. Tôm càng xanh thon dài, đối xứng hai bên. Con trưởng thành thường có màu xanh dễ nhận biết, đôi khi có màu nâu nhạt.

Lý do của bệnh đóng rong là do Zoothamnium sp. hoặc các loại Protozoa bám trên vỏ và mang tôm làm tôm stress nếu bị nặng thường tôm sẽ không thể lột vỏ được. Nếu người nuôi tôm không trị được thì sau này tôm sẽ từ từ bỏ ăn, yếu đi và chết.

Bệnh này thường gặp khi đã nuôi ấu trùng từ 10 - 20 ngày, khi bị bệnh ấu trùng thường chết rất nhiều, sau 2-3 ngày có thể chết hết.

Bệnh này thường xuất hiện vào giai đoạn 5 - 8 trong chu kỳ phát triển của ấu trùng, khi ấu trùng bị nhiệm bệnh, hàng ngày khi xi phông bể có thể thấy chết nhiều, trên mặt bể xuất hiện xác tôm chết nổi lên.