Khá Lên Nhờ Nuôi Bò Sinh Sản
Đó là ông Nguyễn Văn Tự, ở thôn Chánh Nhơn, xã Cát Nhơn (huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định). Năm 2010, ông mạnh dạn đầu tư hàng triệu đồng để xây dựng chuồng trại, quy mô tương đối hoàn chỉnh, có hệ thống thoát nước, xử lý vệ sinh môi trường, trồng thêm cỏ làm thức ăn xanh cho bò.
Ông Tự nuôi bò lai sinh sản và chủ yếu là bán con giống chứ không nuôi thịt. Hiện tại, một con bò khoảng 6 tháng tuổi bán với giá trên dưới 20 triệu đồng. Trong chuồng nhà ông lúc nào cũng có 9 con bò lai sinh sản, bình quân mỗi năm ông bán 2 con bê lai, thu trên 40 triệu đồng.
Ông nuôi theo phương thức thâm canh tại chuồng, giảm vận động, bò tăng trọng nhanh, giảm chi phí sản xuất và tăng hiệu quả chăn nuôi. Với phương pháp này, không đòi hỏi phải có diện tích chăn thả, ít tốn công lao động, tận dụng được các phụ phẩm trong nông nghiệp để làm thức ăn chăn nuôi.
Theo kinh nghiệm của ông Tự, để nuôi bò đạt kết quả, việc chọn giống và cách chăm sóc là yếu tố quyết định. Trước hết cần chọn giống bò lai tốt, có bộ xương to, vai rộng, ức sâu, phàm ăn, có 1 - 2 đôi răng phát triển đều; ngoài ra khi mua bò về phải tiêm vắc xin phòng bệnh lở mồm long móng và xổ giun, sán cho bò. Sau đó là thức ăn phải đầy đủ, chuồng trại cao ráo, sạch sẽ, mùa đông thì che kín, mùa hè thì thoáng mát…
Nhận xét về mô hình nuôi bò lai sinh sản của ông Tự, ông Trương Ngọc Hưng - Chủ tịch Hội Nông dân xã Cát Nhơn (huyện Phù Cát) cho biết: “Đây là hộ nông dân nuôi bò lai đạt hiệu quả kinh tế cao nhờ áp dụng có hiệu quả các quy trình kỹ thuật vào chăn nuôi. Ông Tự đã tận dụng tối đa các phụ phẩm nông nghiệp để làm thức ăn cho bò; nên giảm được chi phí, tăng thu nhập. Ông xứng đáng nhiều năm liền đạt danh hiệu Nông dân sản xuất kinh doanh giỏi cấp huyện”.
Related news
Huyện M’Đrak là vùng trồng mía lớn nhất tỉnh Đăk Lăk. Niên vụ này (2011- 2012), toàn huyện có trên 7.000 ha mía. Hiện giá mía giảm, cộng với những rủi ro về sâu bệnh, cháy… khiến người trồng mía nơi đây đang đứng trước tình cảnh khó khăn.
Theo Tổng cục Thủy sản (Bộ NNPTNT), đến giữa tháng 6, dịch bệnh trên tôm ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long đã gây thiệt hại trên 35.000ha và đang diễn biến rất phức tạp.
Ngành nuôi và chế biến xuất khẩu tôm đang đứng trước khó khăn hơn bao giờ hết khi phải đối mặt với dịch bệnh ngày càng phức tạp, thị trường bị thu hẹp, thiếu vốn để sản xuất...
Trong lần thăm mô hình nuôi lươn không cần bùn ở xã Trung Lập Thượng, huyện Củ Chi, TP. Hồ Chí Minh, ông Nguyễn Văn Hoàng ở Xuyên Mộc, Bà Rịa - Vũng Tàu quyết định nuôi lươn theo cách này.
Trang trại của gia đình anh Tạ Văn Thắng, thôn Đống Long, xã Hoà Lâm (Ứng Hoà, Hà Nội) chỉ rộng 4 mẫu, nhưng doanh thu năm 2011 lên đến hơn 2,5 tỷ đồng.