Kết quả bước đầu từ mô hình gà thả vườn dưới tán cà phê
Năm 2010, anh Nguyễn Xuân Phúc tham gia vào đội ngũ cộng tác viên khuyến nông của xã Đắk N’Drung. Sau nhiều lần được đi tham quan và tập huấn về các mô hình chăn nuôi có hiệu quả do Trạm Khuyến nông huyện tổ chức, thấy mô hình nuôi gà thả vườn mang lại hiệu quả, phù hợp với điều kiện diện tích đất vườn của gia đình, anh Nguyễn Xuân Phúc bắt tay vào nuôi gà thả vườn dưới tán cà phê.
Thực hiện mô hình nuôi gà dưới tán cây cà phê, gà được che bóng mát, ít bệnh hơn, đồng thời tận dụng nguồn phân hữu cơ bón lại cho cây cà phê, giúp giảm chi phí đầu vào. Bình quân một năm, anh Hoàng nuôi 6 - 7 lứa gà, mỗi lứa thả nuôi hơn 2.000 con, với giá gà giống từ 16 – 18.000 đồng/con.
Anh Phúc cho biết, trước đây, do nuôi theo phương pháp truyền thống nên phải mất 6 tháng thì mới bán được một lứa và thu nhập chỉ đủ đáp ứng nhu cầu tiêu dùng sinh hoạt của gia đình. Còn bây giờ, gia đình anh chỉ nuôi khoảng 3 tháng dưới tán cà phê là đàn gà hàng ngàn con đã đạt trọng lượng 2 - 2,5 kg/con, xuất bán với giá bình quân 90 ngàn đồng/con, trừ chi phí, thu về hàng trăm triệu đồng.
Để phát huy hiệu quả kinh tế, anh Phúc luôn nuôi gối đầu theo từng đợt. Hiện tại anh vừa cho ra 100 con giống gà Giáp Pha (gà lai chọi). Tuy nhiên, để có được thành công đó, ngoài việc chủ động con giống, các hộ còn trợ giúp nhau về ngày công tiêm phòng, cắt móng cho đàn gà... Sau mỗi đợt nuôi, anh Phúc phải thuê người về phun thuốc và rắc vôi sát khuẩn vệ sinh lại chuồng, vườn nhằm tạo môi trường sạch cho lứa gà tiếp theo.
Theo anh Phúc. để nuôi gà đạt hiệu quả cao, quan trọng nhất là khâu giống phải mua từ các cơ sở có uy tín. Khi gà nở phải để ở nhiệt độ 32 - 34 độ C. Cho gà uống kháng sinh trong 3 ngày đầu tiên, nếu không làm tốt khâu này, hộ nuôi có thể mất cả đàn gà.
Sắp tới, ngoài giống gà Giáp Pha, anh Phúc sẽ đầu tư mở rộng khu vườn nuôi thêm 1.000 – 1.500 con gà giống Cao Khanh (giống gà ta chọn lọc).
Theo anh Phúc khi thả gà dưới tán cây cà phê và để gà tự do đi lại, ăn ở. Cách chăn nuôi này có ưu điểm tận dụng phân, chất thải bón trực tiếp cho cây cối, gà vặt cỏ ăn nên không phải dọn vườn. Mặt khác, gà có tập tính bới đất tìm sâu bọ nên tốt cho cây. Sau mỗi lứa gà, nếu không có nhu cầu sử dụng phân, anh Phúc bán phân gà mỗi đợt hơn 1.000 bao với giá 35 nghìn/ bao thu về hơn 40 triệu đồng.
Đánh giá về mô hình này, ông Nguyễn Thành Luân, cán bộ khuyến nông xã Đắk N’Drung (Đắk Song) cho biết: Trung bình mỗi năm gia đình anh Phúc cung cấp ra thị trường hơn 15 tấn gà thịt thu về cho gia đình hàng trăm triệu đồng. Hiện tạị, đã có nhiều hộ dân trong xã đến học tập mô hình và bắt đầu nuôi thí điểm từ 300 – 500 con, bước đầu đã mang lại kết quả tốt.
Related news
Năm 2014, lần đầu tiên hồ tiêu gia nhập “câu lạc bộ xuất khẩu 1 tỷ USD” của Việt Nam. Niềm vui không phải chờ đến cuối năm. Mới hết tháng 10/2014, kim ngạch xuất khẩu tiêu đã tới 1,1 tỷ USD. Cùng với gạo, cà phê, hạt điều, tiêu Việt Nam thuộc nhóm các mặt hàng có vị thế cao trên thị trường thế giới.
Sau 7 tháng chăm bẵm, lứa heo giống do Hội Nông dân tỉnh trao tặng cho các hộ gia đình nghèo đã sinh sản lứa đầu tiên. 160 con heo giống (trị giá 1,5 triệu đồng mỗi con) trao đi, là ngần ấy hy vọng và niềm vui của cả trăm hộ nông dân Nghĩa Hành, Minh Long, Sơn Tịnh, Bình Sơn khi nhận được cơ hội vươn lên trong cuộc sống.
Tuy nhiên, theo đánh giá của ông Nam, niên vụ 2013/2014 giá cà phê khá thấp, điều đáng nói là khi sàn kỳ hạn tăng thì giá nội địa cũng chỉ tăng theo ở mức khiêm tốn, còn khi giá kỳ hạn giảm thì giá nội địa lại rớt thảm hại. Có nhiều nguyên nhân, song chủ yếu vẫn do chất lượng, thương hiệu và kỹ năng bán hàng của Việt Nam còn yếu.
Hiện nay, tình trạng nông sản Trung Quốc nhập khẩu vào Việt Nam có lượng thuốc bảo vệ thực vật vượt ngưỡng cho phép đang là nỗi lo ngại của nhiều người tiêu dùng. Mặc dù nhiều lần được cảnh báo, rau quả Trung Quốc vẫn tràn ngập các chợ, đặc biệt là các loại rau quả trái mùa.
Phong trào trồng dâu, nuôi tằm từ xã Sông Ray đang lan nhanh sang các xã lân cận: Xuân Đông, Xuân Tây. Tính đến nay, huyện Cẩm Mỹ có khoảng 170 hécta diện tích trồng dâu với hàng trăm hộ tham gia nuôi tằm. Chị Nguyễn Thị Trang, người trồng dâu nuôi tằm tại ấp 8, xã Sông Ray, chia sẻ: “Tôi là con gái đất dâu tằm Vĩnh Phúc, nên dù vào Nam tôi vẫn theo nghề này hơn mười mấy năm qua.