IFC thúc đẩy cung cấp tài chính cho khu vực nông nghiệp Việt Nam

Đưa ra những yếu tố quan trọng làm nên thành công của một tổ chức tài chính cung cấp tín dụng cho người nông dân, cuốn “Cẩm nang triển khai tín dụng nông nghiệp” sẽ giúp các tổ chức tài chính Việt Nam thiết kế và triển khai những sản phẩm tín dụng mới.
Cụ thể, cuốn cẩm nang chia sẻ việc nắm bắt cơ hội và rủi ro trong tín dụng nông nghiệp, cách thức các tổ chức tài chính có thể quản lý và hạn chế rủi ro thông qua việc điều chỉnh các quy trình nội bộ, thiết kế sản phẩm cho vay phù hợp và xây dựng mối quan hệ hợp tác với các chủ thể trong chuỗi giá trị…
Theo nhận định của IFC, nông nghiệp là nguồn thu nhập chính và sinh kế của gần 70% dân số ở Việt Nam, nhưng khu vực này mới chỉ đóng góp 20% tổng sản phẩm quốc nội.
Thêm vào đó, việc tiếp cận tài chính vẫn được xem là một trong những hạn chế, khi mà dư nợ cho vay khu vực nông thôn chỉ chiếm khoảng 10% tổng dư nợ toàn ngành ngân hàng.
Ông Kyle Kelhofer, Giám đốc Quốc gia IFC phụ trách Việt Nam, Campuchia và Lào cho biết, nông nghiệp đóng vai trò trọng yếu trong nền kinh tế Việt Nam.
Vì thế, IFC đang hỗ trợ thúc đẩy tiếp cận tài chính trong lĩnh vực nông nghiệp, bởi nguồn vốn dài hạn với chi phí sẽ giúp người nông dân và các doanh nghiệp nông nghiệp tăng thu nhập, tạo thêm việc làm và tăng nguồn thu từ xuất khẩu, đóng góp vào sự tăng trưởng kinh tế.
Cuốn cẩm nang do IFC thực hiện trong khuôn khổ chương trình phát triển tài chính nông nghiệp và tư vấn sau thu hoạch ở Việt Nam do Ban Ngoại vụ, Thương mại và Phát triển của Chính phủ Canađa (DFAT) tài trợ, nhằm giúp Việt Nam phát triển bền vững khu vực nông thôn.
Dự kiến, thông qua các hoạt động, chương trình sẽ giúp làm tăng thêm thu nhập khoảng 36,6 triệu USD cho nông dân tính đến năm 2019.
IFC cũng sẽ thực hiện mục tiêu trên thông qua việc hợp tác nâng cao năng lực cho các tổ chức tài chính để giúp họ phát triển dịch vụ cung cấp tài chính cho lĩnh vực nông nghiệp, hướng tới người nông dân và các thành phần trong chuỗi giá trị nông nghiệp.
Related news

Vụ sản xuất dưa hấu sớm năm nay thời tiết khá thuận nên năng suất đạt khá cao, bình quân từ 26 tấn đến 30 tấn/ha. Tuy giá dưa thương phẩm đang ở mức thấp nhưng lợi nhuận thu được cũng từ 60 triệu đến 80 triệu đồng/ha chỉ sau 60 ngày gieo trồng và chăm sóc.

Do công suất nhà máy có hạn, trong khi người dân tập trung thu hoạch đồng loạt, nhất là những thời điểm dự báo thời tiết bất lợi như bão lũ nên nhà máy không thu mua hết số sắn thu hoạch được. Người dân bán cho tư thương để tiêu thụ ra ngoài địa phương khoảng 23.000 tấn, làm ảnh hưởng không nhỏ đến nguồn thu ngân sách địa phương.

Theo ông Nguyễn Lương Hiền, Chủ tịch Hội Nghề cá Thừa Thiên-Huế, đây là mô hình đồng quản lý giữa nhà nước và cộng đồng ngư dân. Việc các địa phương ven biển giao quyền khai thác mặt nước biển ven bờ giúp ngư dân tránh đánh bắt bằng các phương tiện theo lối tận thu, hủy diệt; giảm bớt chi phí trong công tác quản lý.

Trong đó, việc trồng rau màu trong nhà màng là một trong những mô hình đã và đang mang lại hiệu quả đáng kể cho nông dân. Qua đó, góp phần tăng sản lượng, nâng chất lượng nông sản cũng như đóng góp tích cực trong quá trình tái cơ cấu ngành Nông nghiệp của tỉnh.

Chính sách hỗ trợ ngư dân đã tạo bước chuyển đổi mạnh mẽ về ngư trường và ngành nghề khai thác thủy sản; tăng số lượng tàu có công suất lớn với các thiết bị hiện đại, tạo điều kiện thuận lợi cho ngư dân vươn khơi bám biển khai thác thủy sản, tăng thu nhập, góp phần bảo vệ biển đảo của Tổ quốc.