Đổi Thay Ở Nà Rằng

Nà Rằng, thị trấn Thông Nông (Thông Nông) là xóm thuần nông, đời sống nhân dân còn nhiều khó khăn. Những năm gần đây, thực hiện hiệu quả chuyển dịch cơ cấy cây trồng, vật nuôi, phát triển dịch vụ, 100% hộ trong xóm có nhà ở kiên cố và các vật dụng phục vụ sản xuất, sinh hoạt; đường làng, ngõ xóm được bê tông hóa, nhiều năm liền xóm đạt Làng văn hóa.
Hiện nay, xóm có 56 hộ, trên 200 nhân khẩu. Bà con tích cực đưa các loại giống mới vào sản xuất, thâm canh tăng vụ. 100% hộ sử dụng giống mới, năng suất lúa bình quân đạt gần 50 tạ/ha. Từ năm 2012, xóm bắt đầu trồng cây thuốc lá, đến nay mở rộng được 3 ha; phát triển thêm một số mô hình trồng nấm, chăn nuôi... Nhiều hộ gia đình đầu tư phát triển thêm nhiều dịch vụ khác, như: Xây nhà trọ cho học sinh thuê, làm bánh mỳ, bán hàng tạp hóa đem lại hiệu quả kinh tế cao.
Chị Hoàng Thị Thủy, Trưởng xóm Nà Rằng chia sẻ: Bên cạnh việc phát triển cây lương thực có hạt, nhân dân trong xóm tập trung phát triển chăn nuôi lợn đen, trung bình mỗi hộ nuôi từ 5 - 6 lợn thịt và 1 - 2 con lợn nái. Từ năm 2012, xóm duy trì phát triển mô hình chăn nuôi lợn nái (mỗi hộ tham gia được Hội Nông dân huyện hỗ trợ 20 triệu đồng). Từ sản xuất, chăn nuôi, nhiều hộ cho thu nhập trên 30 triệu đồng/năm , điển hình là các hộ: Lý Văn Nhì, Lý Văn Bình, Đường Văn Công...
Chị Triệu Thị Thúy, một trong những hộ mạnh dạn vay vốn ngân hàng để đầu tư phát triển chăn nuôi cho biết: Hằng năm, gia đình tôi nuôi từ 1 - 2 con bò và trên 15 con lợn thịt, mỗi năm cho thu nhập gần 50 triệu đồng. Nhờ chăn nuôi, gia đình có điều kiện mua 3.000 m2 đất ruộng, rẫy để gieo trồng các loại cây lương thực.
Cùng với đẩy mạnh phát triển kinh tế, nhân dân các dân tộc trong xóm thực hiện tốt Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”. Từ năm 1986 trở lại đây, xóm thường xuyên có con em thi đỗ vào các trường đại học ở Hà Nội, Thái Nguyên... Đó chính là thành quả lớn nhất mà bà con xóm Nà Rằng đạt được và là động lực để bà con tiếp tục phấn đấu xây dựng quê hương ngày càng đổi mới.
Related news

Mới đây, tại thị trấn Giồng Riềng (huyện Giồng Riềng, Kiên Giang), Ecofarm đã ký kết với nông dân Giồng Riềng thành lập Liên minh sản xuất và tiêu thụ rau an toàn.

Bạc hà là một loại hoa màu xưa nay được bà con nông dân trồng một ít xen chân vườn để dùng chế biến các món ăn trong gia đình như nấu canh chua, xào, bóp xổi chấm nước cá kho...

Ở ĐBSCL, nông dân mới nghe làm lúa GAP thấy lạ và tưởng như rất khó. Song nhiều hộ ở Tiền Giang, An Giang, Sóc Trăng bắt tay thử nghiệm mô hình và đạt chứng nhận. Nhưng vì sao phong trào làm lúa GolbalGAP chưa thể mở rộng ?

Sinh năm 1988 ở thôn Sen Đông, xã Sen Thủy (Lệ Thuỷ - Quảng Bình), học hết lớp 9, Lê Đăng Tây đã phải nghỉ học vì gia đình quá khó khăn. Sau nhiều năm làm thuê trong Nam

Giá gạo nội tiêu và XK của Thái Lan tăng tới 1-3%, trong khi đó lượng gạo XK theo hợp đồng với Nigeria vẫn tiếp tục được thực hiện.