ích cực cải tạo giống cây trồng

Để nâng cao năng suất lúa, tăng thu nhập cho người dân và từng bước xây dựng thương hiệu “gạo Phú Thiện”,
Năm 2014, huyện bắt đầu triển khai dự án hỗ trợ 50% giá lúa giống các loại OM6976, ML48, HC2 và RVT cho 7 xã, thị trấn, với số lượng hỗ trợ là 24.300kg lúa giống nhằm giúp người dân từng bước thay thế giống địa phương năng suất thấp.
Đến năm 2015, huyện tiếp tục triển khai mô hình cánh đồng lúa một giống, áp dụng theo quy trình sản xuất 3 giảm, 3 tăng tổng diện tích 35 ha, với 80 hộ tại xã Chrôh Pơnan tham gia, tổng kinh phí hơn 705 triệu đồng (vốn sự nghiệp khoa học công nghệ 300 triệu đồng, dân đóng góp hơn 405 triệu đồng).
Những hộ tham gia mô hình sẽ được hỗ trợ 100% kỹ thuật, giống lúa nguyên chủng OM4900 và 50% vật tư phân bón, thuốc bảo vệ thực vật.
Ngoài ra, huyện còn triển khai các dự án cấp 6.500 kg lúa giống OM4900 với diện tích 70 ha cho 2 xã Ia Sol và Ayun Hạ cho 80 hộ dân tham gia, hỗ trợ 50% giá lúa giống OM 4900 cho 9 xã, 1 thị trấn, với số lượng lúa giống hỗ trợ là 24.300kg…
Ông Bùi Trọng Thành-Phó Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Phú Thiện khẳng định:
Các giống mới khi được đưa vào trồng đại trà trên địa bàn có nhiều ưu điểm, năng suất được nâng lên so với giống địa phương, giống cũ.
Năng suất lúa bình quân tăng từ 69,5 tạ/ha lên hơn 70,6 tạ/ha, cá biệt có nhiều diện tích đạt năng suất trên 75 tạ/ha.
Nhiều giống cây trồng khi được đưa vào trồng đại trà đã khẳng định được tính nổi trội, hiệu quả kinh tế cao, được người sản xuất và thị trường ưa chuộng và huyện đang hướng đến thương hiệu lúa gạo với các giống lúa như OM4900, OM6976, RVT, ML48...
Ngoài việc chuyển đổi cơ cấu giống lúa, trong các năm qua, cơ quan chuyên môn của huyện triển khai nhiều mô hình khảo nghiệm giống các loại cây trồng mía, mì, bắp lai.
Qua nhiều năm trồng khảo nghiệm, các loại giống mới hiệu quả kinh tế cao đã được đưa vào trồng đại trà thay thế cho các loại giống cây trồng kém hiệu quả như giống bắp lai CP888, Bioseed9698, C919, LVN10; mì KM140, KM94; mía K84-200, F156, F157, KK2…
Ông Bùi Trọng Thành cho biết thêm: Để nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp, huyện tổ chức hơn 100 lớp tập huấn chuyển giao kỹ thuật phòng-chống dịch bệnh cây trồng với khoảng 4.000 lượt người dân các xã, thị trấn tham gia, trong đó có khoảng 50% là đồng bào dân tộc thiểu số ở các thôn, làng trong toàn huyện.
Triển khai các mô hình nhằm chuyển giao những tiến bộ khoa học kỹ thuật mới đến với bà con nông dân, sử dụng các giống năng suất, chất lượng cao và đa dạng hóa cây trồng. Nhìn chung các mô hình đã triển khai đều đạt hiệu quả cao, được nông dân nhiệt tình hưởng ứng và đã được nhân rộng.
Người nông dân đã từng bước thay đổi tập tục sản xuất và thu nhập ngày càng tăng, từng bước xóa đói, giảm nghèo và vươn lên làm giàu bền vững.
Related news

Trung tâm Khuyến nông tỉnh Lâm Đồng xác nhận hơn ngàn hecta rau tại Đà Lạt và những vùng nông nghiệp trọng điểm như Đơn Dương, Đức Trọng... đang rớt giá thê thảm.

Từ 5 sào trồng hoa đồng tiền ban đầu, nay anh đã mở rộng quy mô trồng lên 15 sào, mỗi lần thu hoạch, anh Khá thu 8.000- 10.000 bông, giá bán từ 1.000 - 1.200 đồng/bông. Mỗi năm doanh thu từ 200-300 triệu đồng.

Tại buổi làm việc, Chủ tịch Nước hoan nghênh Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Phú Yên đã tìm được hướng đi đúng khi tập trung phát triển các cây công nghiệp; triển khai được một số dự án công nghiệp đột phá; thực hiện thành công chương trình đánh bắt thủy sản xa bờ.

Thời tiết bất lợi cộng với giá dưa rớt thảm hại chỉ còn 4.000 - 5.000 đ/kg nên người trồng dưa đang phải đối mặt với nguy cơ thua lỗ rất cao.

Lâu nay ngư dân Quảng Nam vẫn mong đóng được những chiếc tàu lớn để vươn khơi nhưng vẫn còn gặp nhiều khó khăn về nguồn vốn. Hơn một năm qua, kể từ khi Quỹ hỗ trợ ngư dân của tỉnh ra đời, nhờ vào nguồn quỹ này, ước mơ vươn khơi bằng tàu lớn của ngư dân đã trở thành hiện thực.