Huyện Như Thanh Đẩy Mạnh Sản Xuất Cây Trồng Vụ Chiêm Xuân

Vụ chiêm–xuân năm nay, huyện Như Thanh phấn đấu gieo trồng 7.555 ha, đạt sản lượng lương thực (có hạt) 19.979 tấn.
Để đạt kế hoạch đề ra, huyện chỉ đạo các xã chuẩn bị quỹ đất, ra quân nạo vét kênh mương, tu bổ các công trình thủy lợi, tạo nguồn nước tưới cho các loại cây trồng; các HTX thực hiện tốt các khâu dịch vụ về cung ứng giống, vật tư, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật; hướng dẫn kỹ thuật trồng, chăm sóc các loại cây; hỗ trợ bao tiêu sản phẩm cho nông dân...
Về cây lúa, huyện Như Thanh lựa chọn bộ giống thích hợp cho từng vùng; trong đó mở rộng diện tích lúa có chất lượng. Riêng vùng thâm canh lúa năng suất, chất lượng, hiệu quả cao, sử dụng 100% giống lúa lai và giống lúa thuần, nhất là các giống có thời gian sinh trưởng ngắn. Chỉ đạo nông dân cấy tập trung 1 - 2 giống trên một xứ đồng. Mỗi xã chỉ bố trí không quá 3 loại giống để thuận lợi cho việc chăm sóc, thu hoạch cùng thời điểm để làm đất trồng các loại cây vụ tiếp theo.
Về cây màu, huyện chỉ đạo các xã đa dạng hóa các loại cây trồng bằng các loại cây phù hợp với từng vùng khí hậu, thổ nhưỡng. Chuyển diện tích sản xuất 1 vụ lúa không ăn chắc, kém hiệu quả sang trồng mía và các cây trồng có giá trị kinh tế cao. Đồng thời chuyển diện tích trồng mía ở độ dốc cao, năng suất thấp sang trồng cây có hiệu quả kinh tế cao hơn.
Để các loại cây trồng phát triển tốt, huyện Như Xuân đang tập trung chỉ đạo các địa phương căn cứ vào diễn biến thời tiết, hướng dẫn người dân chống rét, giữ nước, làm cỏ, bón thúc, kiểm tra các loại sâu bệnh để xử lý kịp thời.
Ông Lâm Ngọc Sâm, bí thư chi bộ thôn Kim Sơn, xã Hải Vân, cho biết: Thực hiện chỉ đạo của xã, hướng dẫn của cán bộ kỹ thuật, các hộ trong thôn tập trung gieo cấy lúa lai, bón phân viên dúi sâu trên diện tích đất có độ phì cao và chủ động nguồn nước tưới (7 ha), phấn đấu đạt năng suất 6 tấn/ha. Chuyển gần 0,5 ha cấy lúa không hiệu quả sang trồng bí xanh, nâng diện tích bí xanh vụ này lên 4 ha, chăm sóc đúng kỹ thuật để đạt giá trị khoảng 170 triệu đồng/ha. Cùng với đó là trồng ngô, mía tím; cải tạo vườn tạp để trồng các loại rau màu, phát triển chăn nuôi... Đến nay trong thôn chỉ còn 3 hộ nghèo, các hộ khá, giàu ngày một tăng cao.
Related news

Nông dân canh tác hoa màu ở đây đang khẩn trương đào đất đắp bờ bao ngăn nước tràn vào rẫy và đem máy dầu bơm nước ra chống úng cho cây trồng... nhưng xem ra vẫn không chống kịp. Bà con trồng màu đang rất lo lắng.

Lúa vụ 3 năm 2014, thị xã Hồng Ngự xuống giống tổng diện tích trên 2.000ha, đạt 100% kế hoạch tại các địa phương có khu ô bao vững chắc. Do xuống giống trễ nên tính đến thời điểm này, chỉ mới thu hoạch được khoảng 200ha, năng suất ước đạt 5,5 - 6 tấn/ha.

Theo đó, nông dân sẽ được hỗ trợ 60% chi phí mua cây giống và 30% chi phí mua vật tư nông nghiệp. Trong quá trình trồng, nông dân sẽ được cán bộ Trạm Khuyến nông thành phố tư vấn, hướng dẫn cách thức chăm sóc, sử dụng phân bón, thuốc trừ sâu hợp lý và điều khiển cho ra hoa vào đúng dịp Tết.

Tiến sĩ Võ Mai - Phó Chủ tịch Hội Làm vườn Việt Nam vừa có buổi làm việc với Đảng ủy, UBND xã Tân Thuận Đông, TP.Cao Lãnh về việc liên kết hợp tác sản xuất nhãn I-do theo hướng an toàn VietGAP, loại cây ăn trái chủ lực đang phát triển ở xã.

Cơ quan chuyên môn và các địa phương đã triển khai các biện pháp phòng-chống dịch kịp thời nên đã ngăn chặn không để dịch bệnh lây lan trên diện rộng. Đến thời điểm hiện nay, đàn gia súc, gia cầm phát triển ổn định, người chăn nuôi tiếp tục tái đầu tư phát triển đàn theo hướng nâng cao chất lượng theo hướng an toàn.