Huyện An Dương (Hải Phòng) Phát Triển Gần 110 Trang Trại Chăn Nuôi Gia Súc, Gia Cầm

Tính đến tháng 10 năm 2014, huyện An Dương (Hải Phòng) phát triển gần 110 trang trại chăn nuôi gia súc, gia cầm, trong đó 80 trang trại chăn nuôi gia cầm ở các xã: Hồng Phong, An Hòa, Lê Lợi, Đặng Cương, Hồng Thái, Đồng Thái quy mô từ 5.000 - 30.000 con/lứa; 26 trang trại chăn nuôi lợn tập trung chủ yếu ở các xã khu vực đường 5 và đường 203 như: Lê Thiện, An Đồng, Nam Sơn, Bắc Sơn, Đồng Thái, Đặng Cương, thị trấn An Dương.
Việc phát triển các trang trại chăn nuôi ở các địa phương tuân thủ theo quy hoạch nông thôn mới, tạo ra sản lượng sản phẩm thịt, trứng lớn cung ứng cho thị trường nội địa và xuất khẩu với giá trị sản phẩm hàng hóa đạt hơn 100 tỷ đồng/năm, trong đó tỷ lệ lãi so với doanh thu đạt hơn 20%.
Đồng thời tạo việc làm cho hàng nghìn lao động địa phương. Giá trị sản phẩm hàng hóa tại các trang trại chăn nuôi chiếm tỷ trọng 8,4% so tổng giá trị sản xuất ngành nông nghiệp xây dựng nông thôn.
Related news

Trong sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là đối với cây lúa, cây ngô phụ thuộc rất lớn vào thời tiết. Để ứng phó với hiện tượng biến đổi khí hậu, việc chọn các giống ngắn ngày "né" được lụt, chống chịu hạn tốt sẽ giảm thiểu đáng kể sự thiệt hại và được coi là những yếu tố tiên quyết để có một vụ mùa thắng lợi.

Nông dân xã Tân An (Tân Châu - An Giang) có thu nhập cao từ mô hình nuôi lươn trong bồn chất ủ bằng cây bắp khô. Với kinh nghiệm nhiều năm nuôi lươn, nông dân Trịnh Minh Tiến Anh cho biết, sau 6 tháng nuôi, anh vừa bán 2 bồn lươn khoảng 15.000 con, thu lãi gần 15 triệu đồng. Mùa nước nổi năm nay, giá lươn nuôi được thương lái mua cao hơn những năm trước. Lươn được phân thành hai loại: Loại I: Từ 200gr trở lên bán với giá 115.000 đồng/kg; loại II: Từ 150gr – dưới 200gr bán giá 110.000 đồng/kg.

Tại Hội thảo “Tìm giải pháp quản lý chất lượng tôm giống” do Tổng cục Thuỷ sản phối hợp với Hiệp hội Tôm giống Bình Thuận tổ chức mới đây, các đại biểu đều ủng hộ phương án phải kiểm tra chất lượng tôm giống bố mẹ từ nước ngoài.

Theo đánh giá của Tổng cục Thủy sản, năm 2013, tình hình dịch bệnh trên tôm nước lợ được các địa phương kiểm soát khá tốt, giá tôm nguyên liệu tăng nên người nuôi yên tâm thả giống, mở rộng diện tích canh tác. Để chuẩn bị tốt cho vụ nuôi năm 2014, Tổng cục Thủy sản đã chỉ đạo các địa phương triển khai kế hoạch sản xuất và phổ biến lịch thời vụ nuôi, đẩy mạnh công tác phòng chống dịch bệnh, đảm bảo hiệu quả kinh tế từ nuôi tôm nước lợ.

Theo Tổng Cục Thủy sản thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, năm 2013, mặc dù vẫn còn xảy ra dịch bệnh trên tôm nuôi, nhưng về cơ bản vụ nuôi tôm năm nay được mùa ở Việt Nam.