Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Hướng Phát Triển Chăn Nuôi Mới Cho Nông Dân Thái Nguyên

Hướng Phát Triển Chăn Nuôi Mới Cho Nông Dân Thái Nguyên
Publish date: Wednesday. May 21st, 2014

Cách đây hơn một tuần, bê con F1 BBB (giống bò của nước Bỉ có tên là Blanc Belge - BBB) của gia đình anh Hà Duy Văn ở tổ 6, phường Lương Châu (T.X Sông Công, Thái Nguyên) mới được sinh ra đã nặng 35 kg. Con bê có nái mẹ là nền lai Sind, được thụ tinh nhân tạo với giống bò của Bỉ.

Anh Văn chia sẻ: Khoảng 2, 3 tháng nữa, con bò nái lai Sind của gia đình sẽ tiếp tục sinh thêm một con bê F1 BBB nữa. Tôi đã đi tìm hiểu thực tế ở Hà Nội thấy các hộ dân nuôi giống bò này có thu nhập khá cao bởi bê con lớn rất nhanh, khoảng 14 đến 18 tháng tuổi, trọng lượng của con bê này có thể đạt 400 đến 500kg, cao hơn giống bò di cóc khoảng 200 đến 350kg. Với giá bán 180 nghìn đồng/kg thịt móc hàm, mỗi con bò F1 BBB cho thu từ 50 đến 54 triệu đồng.

Gia đình anh Văn chỉ là 1 trong 30 hộ dân của tỉnh Thái Nguyên tham gia Chương trình nâng cao chất lượng đàn bò do Trung tâm Giống vật nuôi tỉnh thực hiện trong năm 2013. Tham gia mô hình này, người dân được hỗ trợ tinh trùng bò giống.

Ông Phạm Gia Huỳnh, Giám đốc Trung tâm Giống vật nuôi tỉnh cho hay: Với mục tiêu cải tạo đàn bò, nâng cao giá trị thu được từ chăn nuôi đại gia súc cho người dân, năm 2013, chúng tôi đã tiến hành phối 50 liều tinh trùng bò giống BBB cho các hộ dân có con nái nền lai Sind khỏe mạnh, trong đó tỷ lệ thành công là 50%. Dự kiến khoảng 2, 3 tháng tới, sẽ có hơn 20 con bê F1 BBB được sinh ra.

Bò BBB là giống bò chuyên thịt, lúc trưởng thành, con đực nặng 700-800kg, con cái nặng 600-700kg. Nếu nuôi tới 3-4 năm, có con nặng tới 1,4 tấn. Bò BBB hiền lành, dễ nuôi, dễ chăm sóc, khả năng kháng bệnh lại cao...

Anh Lê Văn Chiến, Phó Giám đốc Xí nghiệp Chăn nuôi Bãi Vàng (xóm Trại, xã Phù Đổng, huyện Gia Lâm, T.P Hà Nội), đơn vị đang cung cấp tinh trùng giống bò BBB cho biết: Giai đoạn 2004-2009, Hà Nội đã phê duyệt Dự án lai tạo giống bò BBB với giống bò lai Sind của Việt Nam.

Kết quả ban đầu rất khả quan khi con lai sinh ra đã đạt trọng lượng từ 30-32kg, có con đạt tới 35kg. Nuôi tiếp 3 tháng, chúng nặng từ 80-100kg/con, nuôi tới 6 tháng, con bê có thể đạt 150-180kg...

Trong quá trình nuôi cho thấy, con lai F1 BBB rất thích nghi với điều kiện khí hậu của Việt Nam. Hiện nay, ngoài việc thực hiện Dự án tại 28 xã thuộc 7 huyện ngoại thành, Hà Nội còn giúp các tỉnh Hải Dương, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc…lai tạo ra giống bò F1 BBB. Nếu Thái Nguyên có nhu cầu, chúng tôi rất sẵn lòng giúp đỡ về kỹ thuật thụ tinh, chăn nuôi giống bò này…

Thái Nguyên đang có 32 nghìn con bò, trong đó bò lai Sind chiếm khoảng 35%. Thực tế này cho thấy tỉnh ta có nhiều điều kiện thuận lợi để nhân rộng đàn bò F1 BBB. Hiện nay, với sự phát triển nhanh của cơ khí hóa nông nghiệp, máy móc đã thay thế dần sức kéo của đàn bò.

Vì vậy, xu hướng nuôi bò lấy thịt đang được nhiều người dân trong tỉnh quan tâm. Bởi vậy, áp dụng kỹ thuật thụ tinh nhân tạo (tinh bò được nhập khẩu từ Bỉ) với nái nền là bò lai Sind trên địa bàn tỉnh không chỉ góp phần cải tạo tầm vóc đàn bò mà còn tạo ra sản phẩm hàng hóa là giống bò lai siêu thịt chất lượng cao BBB.

Ông Phạm Gia Huỳnh nhận định: Phát triển bò lai F1 BBB là cơ sở để thay đổi nhận thức, tư duy trong chăn nuôi bò thịt, giải quyết việc làm, tăng thu nhập của nông dân, góp phần tích cực trong công cuộc xây dựng nông thôn mới của tỉnh.

Tuy nhiên hiện nay, do phải mua tinh trùng giống bò BBB từ các Công ty nhập khẩu trong nước nên giá mỗi liều rất cao khoảng 500 nghìn đồng, trong khin nhiều hộ dân lại thiếu kinh nghiệm, chưa phát hiện đúng thời điểm phát dục của con nái nên tỷ lệ thụ tinh nhân tạo thành công cho bò nái lai Sind hiệu quả chưa cao.

Bởi vậy, chúng tôi rất mong tỉnh xây dựng và triển khai Dự án phát triển giống bò này để Thái Nguyên có điều kiện nhập khẩu trực tiếp nguồn tinh trùng bò từ nước Bỉ về, như vậy, giá mỗi liều sẽ giảm xuống chỉ còn 150 đến 200 nghìn đồng/liều. Về phía người dân sẽ được tập huấn kỹ thuật để từ đó có kinh nghiệm hơn trong việc chăn nuôi, lai tạo giồng bò này…


Related news

Thử Nghiệm Một Số Loại Cây Trồng Mới Thử Nghiệm Một Số Loại Cây Trồng Mới

Thời gian gần đây, tại huyện miền núi Khánh Sơn (Khánh Hòa), một số loại cây trồng mới đã được đưa vào trồng thử nghiệm. Hiện cây macca, bơ Booth đang sinh trưởng và phát triển tốt, cây quýt đường cho hiệu quả kinh tế cao.

Wednesday. January 14th, 2015
Thận Trọng Khi Phát Triển Diện Tích Trồng Gừng Thận Trọng Khi Phát Triển Diện Tích Trồng Gừng

Tại huyện Thới Bình (Cà Mau), do giá giảm thấp khiến không ít diện tích mía sau khi thu hoạch đã được chuyển sang các loại cây trồng, vật nuôi khác, trong đó đang chiếm ưu thế là gừng. Sự phát triển diện tích trồng gừng ồ ạt do giá thành tăng cao đang khiến các ngành chức năng không khỏi lo ngại cho tương lai của gừng.

Wednesday. January 14th, 2015
Sản Lượng Cà Phê Năm 2015 Có Thể Giảm 20-25% Sản Lượng Cà Phê Năm 2015 Có Thể Giảm 20-25%

Theo Vicofa, sản lượng cà phê năm 2015 của Việt Nam được dự báo giảm khoảng 20 - 25% so với năm 2014; khiến Vicofa đưa ra mục tiêu xuất khẩu cà phê năm 2015 giảm khoảng 11,1% về kim ngạch so với năm 2014 - dự báo xuất khẩu khoảng 1,4 triệu tấn, trị giá khoảng 3,2 tỉ đô la Mỹ.

Wednesday. January 14th, 2015
Hộ Sản Xuất Đậu Phộng Có Thu Nhập Cao Hộ Sản Xuất Đậu Phộng Có Thu Nhập Cao

Ngoài tiêu thụ mạnh tại địa phương, đậu phộng ở huyện Tuy An còn được thương lái thu gom, chuyển vào TP Hồ Chí Minh bán cho các cơ sở sản xuất dầu ăn. Vào thời điểm này, giá bán mỗi kg đậu phộng tươi (còn vỏ) ở huyện Tuy An từ 7.000 đến 9.000 đồng. Nhờ năng suất thu hoạch và giá bán cao, mỗi sào đậu phộng trong thời gian khoảng 3 tháng đã cho hộ sản xuất thu nhập hơn 7 triệu đồng.

Wednesday. January 14th, 2015
Triển Vọng Về Một Quy Trình Tái Canh Cà Phê Triển Vọng Về Một Quy Trình Tái Canh Cà Phê

Không trồng luân canh cây hoa màu để cải tạo đất trong 3 năm theo quy trình tái canh của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, một số nông dân ở xã Ea Tu, TP. Buôn Ma Thuột đã tái canh trực tiếp theo kinh nghiệm và bước đầu đã thành công, mở ra hướng đi mới đầy triển vọng trong việc giải quyết bài toán tái canh cà phê hiện nay.

Wednesday. January 14th, 2015