Hướng đến cây điều cho năng suất, phẩm chất cao

Nhà vườn đang lo lắng vào chính vụ thu hoạch điều sẽ giá giảm.
Chưa được thâm canh
Hiện nay, toàn tỉnh có trên 17.700 ha điều, nhiều nhất ở 3 huyện: Đức Linh (6.827 ha), Tánh Linh (3.695 ha) và Hàm Tân (2.746 ha), chiếm 75% diện tích điều toàn tỉnh; 25% còn lại phân bố rải rác tại các địa phương.
Nhìn chung, phần lớn diện tích điều chưa được đầu tư thâm canh vì giá cả bấp bênh, do trồng phân tán không tập trung.
Mặt khác, thời tiết những năm gần đây bất thường, nắng nóng liên tục làm cho cây điều thiếu nước khi đơm bông, kết trái.
Loại cây này còn bị cạnh tranh bởi một số cây trồng khác hiệu quả kinh tế cao hơn, nên có xu hướng giảm diện tích.
Giá cả bấp bênh
Tại Bình Thuận, hạt điều thô được nông dân bán cho thương nhân với giá thị trường, xu hướng giảm dần giá khi vào chính vụ thu hoạch. Đơn cử, trong tháng 3/2015, giá điều biến động từ 26.000 - 30.000 đồng/kg điều tươi.
Hiện nay, trong tỉnh có 11 cơ sở thu mua, sơ chế hạt điều, công suất 300 - 500 tấn/năm. Để tăng diện tích điều toàn tỉnh, những năm qua tỉnh đã ban hành một số chính sách ưu đãi cho người trồng điều.
Trong đó, hỗ trợ 50% giá giống điều ghép cho nông dân. Riêng đối với các xã khó khăn, miền núi, đồng bào dân tộc thiểu số hỗ trợ 80% giá giống (thực hiện đến hết năm 2013).
Hỗ trợ hình thành các mô hình trồng các giống điều ghép cao sản và thâm canh cải tạo tại các vườn điều thông qua hình thức hỗ trợ 40% giống, 20% vật tư, phân bón và toàn bộ kinh phí chuyển giao ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất...
Giải pháp cứu vãn
Mới đây, Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn Bình Thuận xác định, cây điều là một trong những cây trồng chủ lực của tỉnh đến năm 2020. Theo đó, Bình Thuận sẽ trồng tái canh và cải tạo giống điều là 12.500 ha.
Mục đích nâng cao năng suất, sản lượng điều trong toàn tỉnh; đạt phẩm chất hạt điều, bảo đảm yêu cầu xuất khẩu hạt điều đã qua chế biến.
Để thực hiện được hướng đi này, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã đề nghị Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn tiếp tục chỉ đạo nghiên cứu, chọn tạo các giống điều mới năng suất, chất lượng cung cấp cho người trồng điều; có chính sách hỗ trợ các cơ sở chế biến hạt điều thay đổi thiết bị, công nghệ để nâng cao chất lượng hạt điều qua chế biến…
Related news

Kinh tế khó khăn, giá cả nông sản bấp bênh, sâu bệnh phá hoại, khí hậu thất thường... đã ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của nông dân. Để thích nghi với tình hình thực tế, nhiều gia đình đã áp dụng khoa học - kỹ thuật, xen canh tăng vụ để thêm thu nhập. Trồng rau má xen dưới vườn điều của gia đình chị Đinh Thị Lý, tại ấp 5, xã Đồng Tiến (Đồng Phú - Bình Phước) là một điển hình.

Trồng nấm bào ngư có ưu điểm là không sử dụng thuốc, phân bón, nông dân có thể tận dụng thời gian nhàn rỗi để trồng. Mô hình ít vốn đầu tư, không cần nhiều diện tích, có thể tận dụng chuồng heo, chuồng gà để che mưa, tùy vào diện tích mỗi gia đình. Khoảng 20 ngày sau khi treo phôi là có thể thu hoạch đợt đầu và thời gian thu hoạch kéo dài 3 tháng.

Vùng Bảy Núi (An Giang) với đặc điểm địa hình bán sơn địa, khá thích hợp với các mô hình đa canh và xen canh. Hơn nữa, vườn đồi, vườn rừng núi Cấm đa số trồng nhiều loài cây, như: Xoài, mít, vú sữa, sầu riêng…là những loại cây có thể tận dụng cho dây tiêu đeo bám.

Theo thống kê của ngành nông nghiệp, hiện toàn tỉnh trồng khoảng trên 8.700 ha mía, trong đó, khoảng 6.000 ha mía tím, các địa phương trồng nhiều nhất là Cao Phong 2.492 ha, Kim Bôi 1.074 ha, Tân Lạc 1.515 ha, Yên Thủy 1.491 ha. Cây mía tím cho hiệu quả kinh tế cao, được coi là cây giảm nghèo của người nông dân trên địa bàn tỉnh.

Nhìn chung, mô hình vẫn áp dụng những kỹ thuật canh tác tiên tiến mà nông dân đã ứng dụng trước đó như: xuống giống lúa đồng loạt để “né” rầy, chương trình IPM, “3 giảm, 3 tăng”, “1 phải, 5 giảm” kết hợp trồng các loại hoa màu sắc sặc sỡ trên bờ ruộng để dẫn dụ thiên địch ăn các loại côn trùng có hại như: rầy nâu, sâu cuốn lá, nhện gié…