Hướng dẫn kỹ thuật trồng rừng keo lai cung cấp gỗ lớn
2. Điều kiện cây trồng
– Nhiệt độ bình quân: 22 – 270C.
– Lượng mưa bình quân từ 1500 – 2500 mm/năm.
– Khu vực trồng ít có gió xoáy, bão.
– Độ cao tuyệt đối: Miền Trung và Tây Nguyên dưới 500 m; độ dốc dưới 20 độ.
– Loại đất: đất xám; đất feralit; đất phù sa; đất dốc tụ; thành phần cơ giới từ thịt nhẹ đến thịt nặng; độ dầy tầng đất > 50 cm; độ pH thích hợp từ 4,5 – 6,5.
– Thực bì: Cây bụi, đất rừng sau nương rẫy, đất rừng trồng sau khai thác.
3. Giống
3.1. Nguồn giống
– Nguồn giống để nhân gióng là cây mô lấy từ giông gốc của các dòng Keo lai đã được công nhận, phù hợp với vùng trồng.
– Cây giống phải có giấy chứng nhận nguồn gốc giống của lô cây con theo quy định ( từ cơ sở được phép sản xuất kinh doanh).
3.2. Tiêu chuẩn cây giống
– Cấy giống được nhân giống bằng phương pháp nuôi cấy mô hoặc giâm hom.
– Chiều cao thân cây từ 25 – 35 cm, đường kính cổ rễ từ 0,25 – 0,3 cm. Tuổi xuất vườn cây phải đạt từ 3 – 4 tháng tuổi. Cây con không bị sâu bệnh, không cụt ngọn, không nhiều thân.
4. Trồng rừng
4.1. Phương thức trồng, mật độ trồng, thời vụ trồng
– Phương thức trồng: Thuần loài
– Trồng tập trung hơn 5 ha phải trồng ít nhất 3 dòng vô tính. Trồng hỗn giao giữa các dòng để giảm thiểu sâu bệnh.
– Trồng dưới 5 ha và trồng phân tán có thể dùng 1 – 2 dòng vô tính.
– Mật độ trồng: 1300 cây/ha (cự ly 3m x 2,5m).
– Thời vụ trồng: Vào đầu mùa mưa đến giữa mùa mưa; thời tiết lúc trồng có mưa hoặc trời râm mát.
4.2. Xử lý thực bì
– Đất có thảm cỏ không cần xử lý thực bì. Nơi có cây bụi, thảm tươi phát dọn thực bì toàn diện, không được đốt.
– Đất rừng sau khai khác: Đào hết gốc, dọn sạch đưa ra khỏi lô trồng.
4.3. Làm đất, đào hố, bón phân.
– Làm đất bằng thủ công hoặc cơ giới, cuốc hố hoặc cầy trước khi trồng từ 10 đến 15 ngày.
– Nơi đất bằng: San ủi thực bì và cầy toàn diện, cầy rạch theo hàng trồng, cầy sâu hơn 50 cm, khoảng cách cầy rạch 3,0 m đào hố theo đường rạch, kích thước hố 30x30x30cm.
– Nơi đất dốc làm đất cục bộ: Đào hố theo hình nanh sấu, kích thước hố: 40x40x40cm.
– Bón lót 0,2 kg phân NPK/ hố hoặc từ 0,2 – 0,5 kg phân hữu cơ vi sinh/hố. Nơi đất chua độ, bón thêm 50 g vôi bột/hố. sau khi trộn đều phân với đất rồi lấp hố. Bón phân và lấp hố trước khi trồng 7 – 10 ngày.
4.4. Trồng cây
– Dùng cuốc nhỏ hoặc bay đào một hố rộng và sâu hơn chiều dài của bầu 1-2 cm ở vị trí giữa hố đã lấp. Xé bỏ vỏ bầu và đặt cây con thẳng đứng vào giữa hố, tránh làm vỡ bầu.
– Lấp đất tơi xốp 2/3 hố, lèn chặt xung quanh bầu và vun thêm đất vào gốc cây tạo thành hình mâm xôi, lèn chặt, cao hơn mặt đất khoảng 2- 3 cm.
5. Chăm sóc, nuôi dưỡng và bảo vệ rừng
5.1. Trồng rừng, chăm sóc rừng
Năm thứ nhất:
Chăm sóc 1 làn đối với trồng rừng vụ thu; chăm sóc 2 lần đối với trồng rừng vụ xuân.
– Lần 1: Sau khi trồng 1 tháng, kiểm tra tỷ lệ cây sống, trồng dặm cây bị chết, đảm bảo tỷ lệ cấy sống trên 90%. Nếu phát hiện bị dế, mối cắn phải có biện pháp phòng chống kịp thời.
– Lần 2: Chăm sóc vào cuối mùa mưa.
Phát dọn thực bì, làm cỏ, cuốc xới vun gốc, đường kính 0,8 m, kết hợp với bón thúc 0,1kg phân NPK/hố.
– Cách bón phân: Đào rãnh xung quanh gốc sâu 4-5 cm, rộng 10 cm, cách gốc 40 cm (nơi đất bằng) hoặc nửa vòng tròn phía trên dốc (nơi đất dốc), rải phân, lấp đất, rồi vun vào gốc cây.
Năm thứ 2, thứ 3:
– Lần 1: Chăm sóc vào đầu mùa mưa. Phát dọn thực bì, làm cỏ xung quanh gốc cây với đường kính 0,8 m kết hợp với bón thúc 0,2 kg NPK/cây.
– Lần 2: Vào cuối mùa mưu, phát dọn thực bì làm cỏ, xới vun gốc với đường kính 1,0 m kết hợp với phòng chống cháy rừng.
5.2. Nuôi dưỡng rừng
5.2.1 Tỉa cảnh, tỉa thân
Từ năm thứ 2 trở đi, tỉa cành trước mùa sinh trưởng hàng năm để nâng cao chất lượng gỗ.
– Tỉa thân: Tỉa những cây có nhiều thân, để lại một thân tốt nhất, cắt sát với thân để lại.
– Tỉa cành: Tỉa cành sát vào thân cây, nhằm làm cho vết cắt sớm liền sẹo nhờ sinh trưởng của thân cây phủ kín lại.
5.2.2. Tỉa thưa
Số lần tỉa thưa từ 1 – 2 lần.
– Lần 1: Tuổi 4 – 5 năm, mật độ để lai 800 – 900 cây/ha.
– Lần 2: Tuổi 8 – 9 năm, mặt độ để lại 500 – 600 cây/ha.
– Chọn cây bài tỉa: Cây sinh trưởng kém, bị sâu bệnh hại, bị chèn ép, cụt ngọn, không có triển vọng cung cấp gỗ lớn.
– Phương pháp tỉa: Bài cây trước khi chặt, chặt cây sát gốc, hướng cây đổ không ảnh hưởng đến cây giữ lại, không chặt 2 cây liền nhau.
– Vệ sinh rừng sau tỉa thưa: Thu gom cành, ngọn, cắt nhỏ và dải theo băng giữa 2 hàng cây.
– Chăm sóc rừng 2 – 3 năm sau tỉa thưa gồm:
+ Phát dây leo, cây bụi
+ Xới đất xung quanh gốc trong khoảng cách gốc cây từ 1m đến 1,5m; bón cho mỗi gốc cây 0,2 kg phân NPK + 0,2 kg phân hữu cơ vi sinh/cây hoặc 0,4 kg phân NPK/cây.
5.3. Bảo vệ rừng
– Thường xuyên tuyên truyền, ngăn chặn người chặt phá cây trồng. cấm chăn thả gia súc khi rừng chưa đạt chiều cao 5 m.
– Thường xuyên kiểm tra phòng trừ sâu bệnh hại rừng và có biện pháp phòng chống cháy rừng.
Related news
1. Thời vụ trồng rừng + Vụ xuân trồng xong trước tháng 4 + Vụ thu trồng xong trước 15/11
Keo lai là tên gọi của giống lai tự nhiên giữa Keo tai tượng (Acacia mangium) và Keo lá tràm (Acacia aurculiformis). Keo lai có sức sinh trưởng nhanh hơn rõ rệt so với loài keo bố mẹ. Các dòng keo lai đã chọn lọc sau 3 năm tuổi cho sản lượng gỗ 50 – 77 m3/ha, khi được 7 – 8 tuổi cho 150 – 200 m3 gỗ/ha – nhiều hơn 1,5 – 2 lần rừng keo tai tượng và keo lá tràm.
Với ưu điểm chịu được gió mạnh, ít gãy đổ nên cây keo lai mô thích hợp để trồng trên diện tích đất đồi núi, nâng cao giá trị kinh tế. Hiện nay, các xã cánh Tây của huyện Tư Nghĩa như Nghĩa Lâm, Nghĩa Sơn, Nghĩa Thọ, Nghĩa Thuận là các địa phương có diện tích rừng lớn, cây keo là cây trồng chủ lực.