Home / Cây lương thực / Trồng lúa

Hướng dẫn bổ khuyết một số biện pháp chăm sóc lúa xuân

Hướng dẫn bổ khuyết một số biện pháp chăm sóc lúa xuân
Author: Trung tâm Khuyến nông Thái Bình
Publish date: Wednesday. June 5th, 2019

Đến thời điểm này các địa phương cơ bản chăm sóc xong lúa xuân 2018, lúa sinh trưởng phát triển tốt, đang giai đoạn đẻ nhánh rộ. Tuy nhiên, còn một số diện tích (khoảng gần 8.000 ha ở rải rác một số địa phương) cây lúa có biểu hiện đẻ nhánh ít, cây cằn, lá vàng, sinh trưởng chậm... đặc biệt là lúa gieo thẳng, cấy muộn. Đây là giai đoạn rất cần đẩy nhanh tiến độ cho lúa sinh trưởng phát triển, kịp trỗ bông trong khung thời vụ tốt nhất là trung tuần tháng 5, cần lưu ý một số kỹ thuật sau:

1. Những diện tích chưa bón hết phân thúc, cần khẩn trương bón hết lượng phân thúc còn lại trước ngày 30/3/2018. Chú ý tăng cường thêm từ 3-4 kg Kaly/sào. Trường hợp cây lúa bị bệnh đạo ôn cần phun trừ bệnh trước khi bón phân thúc.

2. Những chân ruộng chua phèn cây lúa bị nghẹt rễ, vàng lá hoặc cây lúa bị ngộ độc thuốc cỏ, cần phải thay nước, đưa nước mới và duy trì từ 3-5 cm. Sau đó tiến hành bón 7-10 kg lân super/sào hoặc 5-7 kg phân vi sinh Azotobacterin giúp khử chua, ém phèn, làm đất tơi xốp, thoáng khí, kích thích ra rễ mới. Kết hợp phun chế phẩm KH, Siêu lân, PenacP... phun lặp lại lần 2 sau 3-5 ngày. Khi lúa đã phục hồi, ra rễ mới, cần bón 2-3 kg urê/sào để cây đẻ nhánh khỏe.

3. Một số diện tích gieo thẳng với mật độ dầy, tiềm ẩn nguy cơ sâu bệnh hại, đặc biệt cây lúa yếu dễ nhiễm rầy và là nguy cơ có thể nhiễm virut lùn sọc đen, cần khẩn trương tỉa bớt đảm bảo mật độ, ruộng thông thoáng, giúp lúa cứng cây, chống đổ tốt.

4. Những diện tích cây lúa đang đẻ nhánh, cần giữ nước xăm sắp mặt ruộng tạo điều kiện cho cây lúa đẻ nhánh khỏe, đẻ nhánh tập trung. Khi cây lúa đẻ nhánh kín đất, tiến hành rút cạn nước nẻ chân chim từ 7-10 ngày, để hạn chế lúa đẻ nhánh vô hiệu, giúp rễ lúa ăn sâu, tăng khả năng chống đổ. Sau đó đưa và giữ đủ nước, đồng thời căn cứ vào điều kiện thời tiết và sinh trưởng của cây lúa, có thể bón 2-3 kg urê + 3-5 kg Kali/sào để khai thác tiềm năng từng giống. 

5. Thường xuyên kiểm tra đồng ruộng, cắt sạch cỏ bờ, khơi thông dòng chảy, hủy bỏ toàn bộ lượng mạ dư thừa. Nếu phát hiện sâu bệnh cần phun phòng theo sự chỉ đạo của cơ quan chuyên môn.


Related news

Một số lưu ý gieo trồng giống lúa Thiên ưu 8 vụ xuân Một số lưu ý gieo trồng giống lúa Thiên ưu 8 vụ xuân

Giống Thiên ưu 8 có thời gian sinh trưởng phù hợp cơ cấu cho những vùng sản xuất cây vụ Đông.

Tuesday. June 4th, 2019
Chăm sóc lúa Hè Thu ở đồng bằng sông Cửu Long Chăm sóc lúa Hè Thu ở đồng bằng sông Cửu Long

Vụ lúa Đông Xuân năm nay, cả nước đều được mùa, theo tính toán của Cục Trồng trọt, thì năng suất vụ ĐX cả nước ước đạt 66,59 tạ/ha, tăng hơn năm trước khoảng 4

Tuesday. June 4th, 2019
Bổ khuyết một số biện pháp chăm sóc lúa xuân 2019 Bổ khuyết một số biện pháp chăm sóc lúa xuân 2019

Đến thời điểm này các địa phương đang tiến hành chăm sóc lúa xuân 2019, lúa sinh trưởng phát triển tốt, đang giai đoạn đẻ nhánh rộ.

Wednesday. June 5th, 2019