Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

​Hong Kong Trở Lại Với Nghề Trồng Trọt

​Hong Kong Trở Lại Với Nghề Trồng Trọt
Publish date: Monday. September 15th, 2014

Người dân Hong Kong đang quay lại với nghề trồng lúa và rau do lo sợ nguy cơ thực phẩm bẩn từ Trung Quốc đại lục

Theo AFP, sau 40 năm biến mất, một cánh đồng lúa hữu cơ đã xuất hiện trở lại ở thung lũng Long thuộc phía bắc Hong Kong, ngay bên cạnh những tòa nhà chọc trời,

Cánh đồng này chỉ sản xuất 3 tấn gạo hữu cơ mỗi năm, rất nhỏ bé so với mức 833 tấn gạo nhập vào Hong Kong mỗi ngày, nhưng giá loại gạo này cao gấp vài lần so với gạo thông thường.

Hong Kong đất chật người đông nên nhập khẩu gần như toàn bộ thực phẩm. Chỉ khoảng 2% rau quả tiêu thụ tại đặc khu này được trồng ở địa phương.

Tuy nhiên hiện vài trăm trang trại rau đã mọc lên ở Hong Kong, trong đó có 130 trang trại hữu cơ. “Do thực phẩm ở Trung Quốc không an toàn, người Hong Kong phải chọn các sản phẩm an toàn hơn” - chuyên gia thực phẩm Kan Wai Hong khẳng định.

Nhiều người tiêu dùng Hong Kong khẳng định họ thà trả giá cao để mua rau sạch của nông dân Hong Kong tự trồng thay vì ăn rau từ đại lục. “Chúng tôi sợ. Người dân Hong Kong rất lo ngại về nguồn cung thực phẩm từ đại lục” - ông Jonathan Wong, giám đốc Trung tâm Nguồn lực hữu cơ Hong Kong, nhấn mạnh.

Ông Thomas Fung, chủ một trang trại rau hữu cơ ở Hong Kong, cũng cho biết: “Người dân không cảm thấy an toàn với rau từ đại lục nên nhu cầu rau sạch địa phương là cực lớn”.

Thời gian qua, người Hong Kong liên tục xôn xao với những bê bối thực phẩm bẩn ở Trung Quốc đại lục, tiêu biểu là vụ sữa nhiễm melamine gây bệnh sỏi thận, chân gà ngâm hóa chất hydrogen peroxide, rau quả chứa hàm lượng thuốc trừ sâu quá cao...

Hồi tháng 4, Bộ Môi trường Trung Quốc thừa nhận 16% diện tích đất nước này bị ô nhiễm nặng. Gần 25% diện tích đất nông nghiệp nhiễm các hóa chất độc hại như cadmium.

Hong Kong là một trong những nơi có mật độ dân số cao nhất thế giới, ước tính gần 6.800 người sống trên 1km2 đất ở đặc khu này.

Do đó đất trồng hầu như đã biến mất trong những năm qua. Hiện tại ước tính chỉ có khoảng 7km2 đất ở Hong Kong đang sản xuất nông sản. Tại đây, rất nhiều gia đình đã lập ra những mảnh vườn nhỏ trồng rau trên mái nhà.


Related news

Bài Học Từ Thí Điểm Bảo Hiểm Nông Nghiệp Tại Cà Mau Bài Học Từ Thí Điểm Bảo Hiểm Nông Nghiệp Tại Cà Mau

Năm 2013, có 1.392 hộ và 516,76 ha tham gia bảo hiểm với tổng mức phí 22,38 tỷ đồng, trong đó nhà nước hỗ trợ trên 13 tỷ đồng. Có 1.575 vụ tôm thiệt hại trên tổng số 1.392 hợp đồng với diện tích 496,409, chiếm 96,1% tổng diện tích tham gia bảo hiểm.

Saturday. March 1st, 2014
Triển Khai Kế Hoạch Nuôi Tôm Nước Lợ Năm 2014 Và Bàn Giải Pháp Phòng Chống Dịch Bệnh Trên Tôm Nuôi Ở Các Tỉnh Phía Nam Triển Khai Kế Hoạch Nuôi Tôm Nước Lợ Năm 2014 Và Bàn Giải Pháp Phòng Chống Dịch Bệnh Trên Tôm Nuôi Ở Các Tỉnh Phía Nam

Sáng 28-2, tại TP.Bà Rịa, Tổng Cục Thủy sản phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh tổ chức hội nghị triển khai kế hoạch nuôi tôm nước lợ năm 2014 và bàn giải pháp phòng chống dịch bệnh trên tôm nuôi ở các tỉnh phía Nam.

Saturday. March 1st, 2014
Trứng An Toàn Vẫn Tiêu Thụ Tốt Trứng An Toàn Vẫn Tiêu Thụ Tốt

Theo đại diện một số siêu thị tại TP.Biên Hòa (Đồng Nai), lượng trứng gia cầm tiêu thụ vẫn tốt dù giá trứng không điều chỉnh giảm như ngoài thị trường.

Saturday. March 1st, 2014
Vụ Đông Xuân Lúa Trúng Đậm Nhưng Xuất Khẩu Chậm Vụ Đông Xuân Lúa Trúng Đậm Nhưng Xuất Khẩu Chậm

Năng suất lúa vụ đông xuân 2013-2014 ở ĐBSCL cao hơn từ khoảng 1 tấn/héc ta so với cùng kỳ năm ngoái, đạt mức kỷ lục trong vòng 10 năm qua; trong khi đó, tình hình xuất khẩu gạo đang gặp nhiều khó khăn do bị cạnh tranh quyết liệt từ Ấn Độ và Thái Lan.

Saturday. March 1st, 2014
Quế Rớt Giá, Đốn Làm Củi Quế Rớt Giá, Đốn Làm Củi

Do giá quế xuống thấp, hơn 100 ha quế có đường kính từ 15 đến 30cm đã bị người dân bỏ mặc không khai thác; nhiều hộ dân còn có ý định chặt bỏ để làm củi hoặc nhường diện tích cho cây bời lời.

Saturday. March 1st, 2014