Hơn 160 ha tôm nuôi bị dịch bệnh chưa rõ nguyên nhân
Trong đó, theo kết quả xét nghiệm thì nguyên nhân dịch bệnh ở một số hồ nuôi (39,16 ha) được xác định là do bệnh đầu vàng, hội chứng hoại tử gan tụy cấp tính, số còn lại hơn 160 ha chưa rõ nguyên nhân.
Dịch bệnh diễn biến phức tạp cùng với thời tiết biến đổi thất thường, khả năng trong thời gian tới dịch bệnh sẽ bùng phát trên diện rộng, gây thiệt hại lớn cho người nuôi tôm.
UBND tỉnh Quảng Trị chỉ đạo ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn, các địa phương và người dân phun hóa chất bao vây, khống chế dịch bệnh trên tôm nuôi, hạn chế lây lan trên diện rộng. Trước mắt, các hộ nuôi không tiếp tục thả tôm khi mầm bệnh chưa được triệt tiêu, nhằm khống chế dịch bệnh và giảm thiểu thiệt hại cho người nuôi. Tuy nhiên, do chưa có đủ kinh phí mua hóa chất cùng với một số hồ nuôi chưa rõ nguyên nhân dịch bệnh trên tôm đã gây ra nhiều khó khăn cho công tác phòng ngừa dịch bệnh.
UBND tỉnh Quảng Trị đã có văn bản gửi Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị hỗ trợ 30 tấn Chlorine A để xử lý dập dịch, tiêu độc, khử trùng, cải tạo môi trường ao nuôi tôm...
Related news
Bà Nhuẫn cho biết mình đã trồng loại rau này được 3 năm nay. Bà cũng không ngờ, rau nhút lại cho bà lợi nhuận cao như vậy. Trồng rau nhút lãi 300 triệu đồng/năm
Từ khi ông tự làm được meo giống nấm và sáng chế ra thiết bị bảo đảm tối đa nhiệt khử trùng phôi nấm khiến tỷ lệ bịch phôi đạt thành phẩm tăng đến gần 100%
Để có được thịt lợn sạch tiêu thụ ra thị trường, ông Hà Trọng Tuấn đã trộn thêm một số loại thảo dược, giun quế vào khâu chế biến thức ăn cho đàn lợn.
Bỏ việc với mức lương hấp dẫn, kỹ sư Ngô Hữu Anh Khôi (Vĩnh Long) cùng vợ về quê tự chế mô hình trồng rau thủy canh, thu nhập hàng triệu đồng mỗi ngày.
Ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp đã và đang trở thành hướng phát triển giúp nhiều người dân vươn lên làm giàu.