Hơn 138 ha nuôi tôm bị nhiễm bệnh trong vụ 1 năm 2015
Tham dự hội nghị có ông Trần Hữu Tiến - Phó GĐ Sở Nông nghiệp & PTNT cùng đại diện Chi cục Nuôi trồng thủy sản, Chi cục Thú y và gần 60 hộ nuôi tôm trên địa bàn tỉnh.
So với mọi năm, hiện tượng nhiễm bệnh đường ruột và gan tụy trên tôm xuất hiện khá sớm và có nhiều diễn biến phức tạp tại nhiều đầm nuôi thuộc huyện Quỳnh Lưu và Thị xã Hoàng Mai. Nguyên nhân do thời tiết nắng nóng kéo dài trong thời gian gây ảnh hưởng đến sức khỏe của tôm.
Mặt khác người dân còn chưa quản lý tốt vùng nuôi. Về công tác giống vẫn còn nhiều bất cập khi còn nhiều trường hợp thả nuôi trực tiếp không qua ương gièo và sử dụng con giống không rõ nguồn gốc cũng như chất lượng đàn tôm bố mẹ.
Ông Trần Hữu Tiến - Phó GĐ sở Nông nghiệp & PTNT phát biểu tổng kết hội nghị.
Trước thực trạng trên, Sở Nông nghiệp &PTNT sẽ tiếp tục đẩy mạnh công tác thanh tra các cơ sở sản xuất, kinh doanh tôm giống trong thời gian tới. Đồng thời tập trung chỉ đạo, hướng dẫn người nuôi thực hiện tốt các biện pháp kỹ thuật để quản lý tốt các yếu tố môi trường vùng nuôi. Đối với các diện tích nhiễm bệnh sẽ được hỗ trợ về thuốc và hóa chất để xử lý.
Related news
Theo ông Hà Văn Nghĩa, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT, Phó Ban chỉ đạo thực hiện xây dựng NTM tỉnh: Việc hỗ trợ sản xuất giúp nâng cao thu nhập cho người dân luôn được các địa phương quan tâm, triển khai thường xuyên. Hàng năm, các huyện và TP. Bà Rịa đều xây dựng kế hoạch triển khai các mô hình, dự án phát triển nông nghiệp.
Theo ngư dân Nguyễn Văn Út, ở phường Thắng Tam (TP. Vũng Tàu), nghề rập ghẹ, ốc đã có ở đất Vũng Tàu từ những năm 90 của thế kỷ trước, là nghề truyền thống của những ngư dân gốc Bình Định, Quảng Ngãi di cư vào Nam. Ở BR-VT, ngư dân hành nghề rập ghẹ, ốc tập trung chủ yếu ở khu vực Xóm Lưới (TP. Vũng Tàu), thị rấn Phước Hải (huyện Đất Đỏ),
Theo Sở NN-PTNT, ngành chăn nuôi của BR-VT hiện nay phát triển mạnh, nguồn cung các loại gia súc và gia cầm khá dồi dào, đáp ứng được nhu cầu của thị trường Tết. Công tác bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm cũng được ngành nông nghiệp chú trọng thực hiện trong thời gian qua.
Khoảng 90% sản lượng hạt mắc ca được dùng trong ngành thực phẩm và giá trị cao của loại hạt này đang hứa hẹn sẽ trở thành một nguồn thu đáng kể cho Việt Nam.
Sau khi đạt sản lượng kỷ lục giúp giá trị xuất khẩu thủy sản của Ấn Độ trong 9 tháng đầu năm kết thúc vào tháng 12/2014 tăng khoảng 14% so với cùng kỳ năm ngoái, ngành tôm nước này đang lo ngại dịch bệnh tôm RMS (Running Mortality Syndrom) có khả năng hoành hành trong năm mới.