Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Hội Thảo Xác Định Nguyên Nhân Gây Chết Trên Ngao, Tu Hài Nuôi

Hội Thảo Xác Định Nguyên Nhân Gây Chết Trên Ngao, Tu Hài Nuôi
Publish date: Monday. September 8th, 2014

Ngày 21/8/2014, tại thành phố Hạ Long, Quảng Ninh, Tổng cục Thủy sản đã phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT Quảng Ninh tổ chức Hội thảo xác định nguyên nhân gây chết trên ngao, tu hài nuôi và giải pháp khôi phục nghề nuôi.

Theo Vụ Nuôi trồng Thủy sản (Tổng cục Thủy sản), những năm gần đây, nghề nuôi ngao ở Việt Nam đã gặp không ít khó khăn do hiện tượng ngao chết theo mùa hàng năm.

Năm 2014 được nhận định là ngao chết ít hơn. Tuy nhiên, sau đợt nắng nóng kéo dài kết hợp mưa dông lớn đã làm độ mặn vùng nuôi ngao giảm đột ngột nên diện tích nuôi ngao bị chết tăng. Riêng Thái Bình có khoảng 1.096 ha bị chết, gây thiệt hại khoảng 7.000 tấn ngao.

Đối với tu hài, năm 2012, tại huyện Vân Đồn (Quảng Ninh), khoảng 200 triệu tu hài chết ước thiệt hại 200 tỷ đồng. Từ tháng 4/2014, đã xuất hiện tu hài chết ở các vùng ben biển thuộc vịnh Cam Ranh (Khánh Hòa). Theo nhận định ban đầu, tác nhân gây bệnh chính là bệnh truyền nhiễm do vi sinh vật có dạng giống virus với biểu hiện sưng vòi ở tu hài. Đối với hiện tượng ngao chết ở Thái Bình thời gian qua, Cục Thú y đã nghiên cứu và tìm ra nguyên nhân ngao chết hàng loạt là do nắng nóng, mật độ nuôi cao, nhiệt độ cao.

Theo một số đại biểu người nuôi tu hài ở Vân Đồn, nuôi tu hài phát triển nhanh do lãi lớn. Nhiều người nuôi nên nguồn giống không đáp ứng đủ. Giống chủ yếu được đưa về từ Nha Trang hoặc nhập của Trung Quốc.

Một số người nuôi tự lai giống đến thế hệ F3, F4, khiến sức đề kháng của con giống kém ảnh hưởng đến chất lượng nuôi tu hài. Hiện ở Vân Đồn có 3 loài tu hài: tu hài thông thường, tu hài vòi màu tím, tu hài méo miệng.

Bệnh chỉ xảy ra với tu hài thông thường, hai loại còn lại không chết hoặc ít chết, tỉ lệ sống 50% sau khi ương, hiện đang phát triển tốt, nên có thể thay thế cho tu hài thông thường đang bị bệnh.

Theo Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản I, tu hài chết do virus gây sưng vòi cộng thêm độ pH, độ mặn gây chết. Nguyên nhân do kỹ thuật nuôi, quy hoạch, kiểm soát con giống. Hiện nay, mật độ nuôi quá dày ảnh hưởng môi trường và thức ăn.

Vì vậy, quy hoạch nuôi tu hài cần tránh vùng triều cao, đảm bảo lượng thức ăn tự nhiên cho tu hài.Bên cạnh đó cần kiểm soát con giống. Hiện nguồn giống tu hài chưa được kiểm soát, nên cần có phương pháp chẩn đoán vius. Giải pháp lâu dài là phải có chiến lược đàn tu hài bố mẹ có khả năng chống chịu tốt môi trường, khả năng kháng bệnh tốt.

Trước mắt, cần sớm đưa ra kết luận trong tháng 10/2014 tại diễn đàn công nghệ sẽ được tổ chức tại Quảng Ninh và giải đáp thông tin liên quan đến dịch bệnh.

Về lâu dài, các viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản cần nghiên cứu tạo ra giống tu hài, giống ngao có sức đề kháng với môi trường, kháng bệnh. Xây dựng quy trình kỹ thuật chuẩn đáp ứng nhu cầu sản xuất hiện nay.

Chuyển đổi một số diện tích nuôi tu hài sang nuôi ngao đá và ngao hoa, rà soát lại quy hoạch của từng địa phương, tránh tình trạng nuôi quá dày. Vụ Nuôi trồng thủy sản nghiên cứu xây dựng thông tư quy định về điều kiện nuôi, quản lý và kiểm dịch chất lượng con giống, bổ sung thêm đề tài, dự án khôi phục và khắc phục nghề nuôi này.

Bộ Nông nghiệp và PTNT đã xác định nhuyễn thể là đối tượng mang lại giá trị kinh tế cao, do đó, việc tìm ra nguyên nhân và giải pháp khắc phục để khôi phục nghề nuôi này có ý nghĩa quan trọng và cấp thiết.


Related news

Cải Tạo Đất Trồng Màu Để Làm Lúa Thu Đông Cải Tạo Đất Trồng Màu Để Làm Lúa Thu Đông

Hiện nay, do làm lúa lợi nhuận thấp, nhiều nơi đã chuyển đổi 1 hoặc 2 vụ trồng lúa sang trồng màu các loại như bắp, đậu nành, mè… Dưới đây là một số biện pháp cải tạo đất sau khi trồng màu để trồng lúa thu đông có hiệu quả.

Friday. August 9th, 2013
Lãi Cao Từ Trồng Đậu Bắp Trên Đất Lúa Lãi Cao Từ Trồng Đậu Bắp Trên Đất Lúa

Do nghề trồng lúa gặp nhiều khó khăn, thu nhập bấp bênh nên nhiều nông dân An Giang đã chuyển đổi sang trồng đậu bắp Nhật trên đất lúa, thu được hiệu quả cao.

Friday. August 9th, 2013
Thành Công Mô Hình Nuôi Cá Rô Phi Đơn Tính Thành Công Mô Hình Nuôi Cá Rô Phi Đơn Tính

Với kinh nghiệm 15 năm về nuôi và kinh doanh cá nước ngọt, mới đây anh Trần Danh Tựa, thôn 1, xã Trà Tân, huyện Đức Linh (Bình Thuận) đã thực hiện thành công mô hình ương giống cá rô phi đơn tính, mang lại lợi nhuận khá cao...

Saturday. August 10th, 2013
Làm Giàu Nhờ Nuôi Dông Làm Giàu Nhờ Nuôi Dông

Anh là người tiên phong, cũng là người giúp nông dân trong xã Cam Hải Đông, huyện Cam Lâm (Khánh Hòa) nhân rộng mô hình nuôi dông (kỳ nhông) trên cát. Anh là Phạm Khắc Bảo (25 tuổi, thôn Hải Triều, xã Cam Hải Đông) chủ một trại nuôi dông có giá trị lên đến cả tỷ đồng.

Saturday. August 10th, 2013
Nhà Máy Chậm Tiến Độ, Người Trồng Sắn Phú Thọ Lao Đao Nhà Máy Chậm Tiến Độ, Người Trồng Sắn Phú Thọ Lao Đao

Tình trạng đình trệ thi công nhà máy sản xuất nhiên liệu sinh học tại Phú Thọ đang khiến hàng trăm hộ nông dân của vùng nguyên liệu trồng sắn rơi vào cảnh bấp bênh khi thiếu đầu ra tiêu thụ.

Saturday. August 10th, 2013