Hội thảo sơ kết mô hình nuôi tôm càng xanh tăng vụ trên nền đất lúa huyện Thoại Sơn
Tham dự Hội thảo có Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Văn Nưng, lãnh đạo Sở Khoa học và Công nghệ, đại diện Sở Nông nghiệp và PTNT, Chi cục Thủy sản, Trung tâm Giống thủy sản lãnh đạo huyện Thoại Sơn, lãnh đạo xã Phú Thuận.
Với mục tiêu ứng dụng tốt các giải pháp kỹ thuật tác động để xây dựng thành công mô hình sản xuất "02 vụ tôm - 01 vụ lúa" nhằm đa dạng mô hình, nâng cao năng suất, sản lượng tôm nuôi chủ động tạo nguồn nguyên liệu phục vụ cho tiêu dùng và xuất khẩu, đồng thời nâng cao lợi nhuận cho người nuôi tôm càng xanh trong điều kiện đất ruộng lúa tỉnh An Giang.
Do đó, ngày 15/7/2013, UBND tỉnh An Giang đã có Quyết định phê duyệt kinh phí hỗ trợ thực hiện Dự án “Thử nghiệm mô hình nuôi tôm càng xanh tăng vụ trên nền đất trồng lúa tại huyện Thoại Sơn tỉnh An Giang” với tổng kinh phí thực hiện là 1.105.600.000 đồng.
Trong đó kinh phí sự nghiệp khoa học và công nghệ là 492.078.000 đồng, thực hiện trong thời gian 02 năm do Tiến sĩ Dương Nhựt Long, trường Đại học Cần Thơ thực hiện.
Kích cở và trọng lượng tôm nuôi gần 06 tháng thu hoạch ngày 02/11/2015 Theo kết quả kiểm tra đánh giá tại mô hình nông dân trọng lượng tôm gần 47 gr/con (2,8kg/60 con) trọng lượng này rất đều sau thời gian nuôi gần 6 tháng.
Điểm đặc biệt của mô hình này là (1) Nông dân có thể sản xuất giống tôm càng xanh đạt chất lượng tại nông hộ (2) Trọng lượng tôm nuôi đạt từ 50 gr chiếm trên 70% (3) Mô hình nuôi tôm thực hiện cả trong mùa khô và mùa mưa nên có thể cung cấp nguyên liệu tôm trong cả năm (4) Lợi nhuận mô hình đạt trên 150 triệu đồng/ha.
Phát biểu tại Hội thảo, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Văn Nưng rất mong muốn xã Phú Thuận và duy trì phát triển diện tích nuôi tôm càng xanh từ 200 ha lên 400 ha, do đó, ông yêu cầu UBND huyện Thoại Sơn cần phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT tiếp tục rà soát, quy hoạch lại vùng nuôi tôm càng xanh tại xã Phú Thuận.
Nếu trồng lúa thì phải quy hoạch trồng lúa như thế nào để không ảnh hưởng đến việc nuôi tôm, cần làm rõ nguồn vốn đầu tư trước mắt và lâu dài để làm cơ sở triển khai thực hiện.
Riêng UBND xã Phú Thuận cần nghiên cứu thực hiện việc tổ chức lại sản xuất để chủ động trong việc tìm thị trường tiêu thụ cho vùng tôm cũng như chủ động trong việc mua tôm giống.
Related news
Theo thống kê, từ năm 2014 đến nay, hơn 1.800 ha cao su đã bị chặt hạ. Riêng huyện Bù Đốp đã có tới gần 400 ha cao su bị chặt phá để thay thế bằng cây tiêu và điều.
Những ngày qua, giá hành tím tại thị xã Vĩnh Châu (Sóc Trăng) bắt đầu tăng trở lại hơn gấp 5 lần so với trước khi “giải cứu”. Đã xuất hiện tình trạng găm hàng chờ giá cao.
Ngày 21/5, tiếp tục chương trình xúc tiến tiêu thụ vải thiều năm 2015, UBND tỉnh Bắc Giang và UBND tỉnh Lạng Sơn đã tổ chức Hội nghị xúc tiến xuất khẩu (XK) vải thiều tại tỉnh Lạng Sơn nhằm tạo mọi điều kiện hỗ trợ tối đa tiêu thụ vải thiều.
Chỉ còn gần một tháng nữa Bắc Giang sẽ bước vào vụ thu hoạch vải thiều. Rút kinh nghiệm từ bài học của dưa hấu, hành tím..., vụ vải năm 2015, Bắc Giang đã chuẩn bị rất sớm, chủ động kết nối tiêu thụ vải tại thị trường nội địa, xúc tiến xuất khẩu vải giá cao vào các thị trường khó tính.
Những ngày gần đây, thời tiết nắng nóng kéo dài, kéo theo nhu cầu tiêu thụ chanh tươi làm nước giải khát gia tăng, trong khi đó sản lượng chanh giảm do ảnh hưởng thời tiết khô hạn.