Hội nhập, gà thả vườn chiếm lợi thế cạnh tranh
Theo đó, chăn nuôi gà thả vườn, gà chất lượng cao là dòng sản phẩm chiếm giá trị sản xuất khoảng 70% trong tổng sản lượng sản xuất chăn nuôi gà mỗi năm của Việt Nam.
Ước tính mỗi năm nước ta sản xuất đạt giá trị khoảng hơn 30.000 tỷ đồng gà thả vườn chất lượng cao, ngược lại gà công nghiệp chỉ đạt 13.000 - 14.000 tỷ đồng/năm.
Riêng năm 2014, tổng đàn gia cầm cả nước đạt trên 328 triệu con, trong đó đàn gà đạt 243 triệu con, sản phẩm thịt gà thả vườn Việt Nam đạt 620.000 tấn, gà công nghiệp chỉ đạt gần 400.000 tấn.
Hiện tại Việt Nam xếp thứ 21 về các quốc gia sản xuất thịt gia cầm trên thế giới, và là quốc gia đứng thứ 10 trên thế giới đạt sản lượng thịt và trứng lớn nhất thế giới.
Theo Hiệp hội chăn nuôi và Cục chăn nuôi, hiện tại các trang trại chăn nuôi gà công nghiệp lông trắng đang gặp rất nhiều khó khăn trong việc tiêu thụ sản phẩm, vì chất lượng thịt không ngon, khó cạnh tranh trên thị trường, nhiều nước đang sản xuất và nhập khẩu vào Việt Nam.
Do đó, các cơ quan khuyến cáo người chăn nuôi, nên tập trung phát triển các sản phẩm gà thả vườn và trứng chất lượng cao, đây là lợi thế của Việt Nam để có khả năng cạnh tranh được với các dòng sản phẩm công nghiệp nhập khẩu.
Một thuận lợi nữa của gà thả vườn đó là chuồng trại đơn giản, sử dụng nguồn thức ăn sẵn có, không sử dụng thức ăn công nghiệp nên chi phí đầu vào giảm, giá bán cao hơn nhiều lần giá gà công nghiệp.
Related news
Trồng nấm bào ngư có ưu điểm là không sử dụng thuốc, phân bón, nông dân có thể tận dụng thời gian nhàn rỗi để trồng. Mô hình ít vốn đầu tư, không cần nhiều diện tích, có thể tận dụng chuồng heo, chuồng gà để che mưa, tùy vào diện tích mỗi gia đình. Khoảng 20 ngày sau khi treo phôi là có thể thu hoạch đợt đầu và thời gian thu hoạch kéo dài 3 tháng.
Vùng Bảy Núi (An Giang) với đặc điểm địa hình bán sơn địa, khá thích hợp với các mô hình đa canh và xen canh. Hơn nữa, vườn đồi, vườn rừng núi Cấm đa số trồng nhiều loài cây, như: Xoài, mít, vú sữa, sầu riêng…là những loại cây có thể tận dụng cho dây tiêu đeo bám.
Theo thống kê của ngành nông nghiệp, hiện toàn tỉnh trồng khoảng trên 8.700 ha mía, trong đó, khoảng 6.000 ha mía tím, các địa phương trồng nhiều nhất là Cao Phong 2.492 ha, Kim Bôi 1.074 ha, Tân Lạc 1.515 ha, Yên Thủy 1.491 ha. Cây mía tím cho hiệu quả kinh tế cao, được coi là cây giảm nghèo của người nông dân trên địa bàn tỉnh.
Nhìn chung, mô hình vẫn áp dụng những kỹ thuật canh tác tiên tiến mà nông dân đã ứng dụng trước đó như: xuống giống lúa đồng loạt để “né” rầy, chương trình IPM, “3 giảm, 3 tăng”, “1 phải, 5 giảm” kết hợp trồng các loại hoa màu sắc sặc sỡ trên bờ ruộng để dẫn dụ thiên địch ăn các loại côn trùng có hại như: rầy nâu, sâu cuốn lá, nhện gié…
Nhờ được cơ quan khuyến nông xây dựng mô hình sản xuất và chuyển giao các giống mì cao sản nên hầu hết diện tích mì ở đây được trồng các giống mì mới như: KM 94, KM 98, KM 140. Hiện nông dân Phù Cát đang vào chính vụ thu hoạch mì, nhưng giá mì tươi giảm mạnh so với cùng kỳ năm ngoái, làm người trồng mì rất lo lắng.