Hội Nghị Tổng Kết Xuất Khẩu Tôm Năm 2013

Tính đến hết tháng 11/2013, XK tôm của Việt Nam đạt trên 2,8 tỷ USD và ước tính cả năm 2013 sẽ cán đích trên 3 tỷ USD, tăng 36% so với năm 2012.
Dự báo năm 2014, XK tôm có thể vẫn duy trì kết quả đạt 3 tỷ USD nếu các vấn đề về con giống, hóa chất kháng sinh được quan tâm và sớm có giải pháp, bởi nguồn cung tôm thế giới có thể sẽ hồi phục do kiểm soát EMS tốt hơn và thị trường NK sẽ lại quan tâm đến kiểm tra chặt chẽ về chất lượng, nhất là hóa chất, kháng sinh.
Chiều 3/1/2014, tại khách sạn Sheraton, TP Hồ Chí Minh, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) tổ chức Hội nghị Tổng kết xuất khẩu tôm năm 2013. Hội nghị sẽ đánh giá kết quả XK tôm năm 2013, qua đó đặt ra những vấn đề của năm 2014: xu hướng sản xuất tôm nguyên liệu, thị trường NK, những thách thức về chất lượng, thị trường và những giải pháp khắc phục...
Năm 2013, nguồn cung tôm thế giới giảm do dịch bệnh EMS, giá tôm trên thị trường thế giới tăng mạnh, nhu cầu NK tôm chân trắng tăng cao là những yếu tố chính giúp Việt Nam thu được kết quả trên 3 tỷ USD XK tôm.
11 tháng đầu năm 2013, giá trị XK tôm chân trắng đạt gần 1,4 tỷ USD, tăng 107% so với cùng kỳ năm 2012 và chiếm 50% tổng giá trị XK tôm, trong khi tôm sú đạt trên 1,2 tỷ USD, chiếm 43,6%, chỉ tăng gần 6%. Giá tôm nguyên liệu tăng cao do sản lượng tôm trong nước cũng như trên thế giới giảm mạnh đã khuyến khích người nuôi tôm đẩy mạnh thả nuôi tôm, đặc biệt là tôm chân trắng.
Tổng diện tích nuôi tôm năm 2013 tăng 1,6% so với năm ngoái ước đạt 666 nghìn ha, tuy nhiên diện tích nuôi tôm chân trắng mở rộng nhanh chóng, từ 42.000 ha ha lên 66.000 ha, sản lượng tăng từ 186.000 tấn lên 273.000 tấn. Tổng sản lượng tôm năm 2013 ước đạt 541.000 tấn, trong đó sản lượng tôm sú đạt 268.000 tấn, giảm 34.000 tấn so với năm 2012.
Năm 2014, EMS sẽ được kiểm soát tốt hơn tại các nước chịu ảnh hưởng nặng nhất như Trung Quốc, Thái Lan và Mexico. Nhờ đó, sản lượng tôm của các nước này sẽ được cải thiện. Nếu dịch bệnh tiếp tục được kiểm soát tốt, cùng với Indonesia và Ấn Độ, Việt Nam sẽ là 3 nước cung cấp tôm lớn nhất cho thị trường thế giới bởi Trung Quốc đang chuyển dần sang trở thành nước NK ròng tôm do nhu cầu trong nước gia tăng.
Tuy nhiên, ngành tôm Việt Nam có thể sẽ phải đối mặt với sự thắt chặt kiểm tra chất lượng từ các thị trường NK, do đó cần sớm kiểm soát chất lượng con giống, hóa chất, kháng sinh, đặc biệt là tình trạng bơm agar vào tôm nguyên liệu đang gây ảnh hưởng lớn đến chất lượng và uy tín của sản phẩm tôm Việt Nam.
Related news

Nửa đầu năm 2015, XK tôm Việt Nam sang Mỹ đạt 262,7 triệu USD, giảm 50,2% so với cùng kỳ năm 2014 - mức giảm mạnh nhất trong số 3 thị trường NK tôm chính của Việt Nam. Nguyên nhân là do nhu cầu tôm Việt Nam từ Mỹ thấp, giá XK giảm và đồng USD tăng giá.

Trung tâm Giống và Kỹ thuật thủy sản Phú Yên vừa lấy mẫu nước nuôi trồng thủy sản tại 16 điểm quan trắc trên địa bàn tỉnh để xét nghiệm, xác định mức độ ô nhiễm tại các vùng nuôi.

Ngày (10/8), Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản tỉnh Cà Mau phối hợp với UBND xã Khánh Bình Tây Bắc và xã Khánh Lộc (huyện Trần Văn Thời) tổ chức thả một số loại cá giống nước ngọt ở một số cửa sông nội đồng để tái tạo nguồn lợi thủy sản năm 2015.

Cá tra được xác định là một trong những sản phẩm quốc gia chiến lược của Việt Nam với nhiều chính sách hỗ trợ phát triển. Thời gian qua, dù sản xuất và tiêu thụ cá tra còn gặp nhiều khó khăn như: dịch bệnh, chi phí đầu vào nuôi tăng, người nuôi thua lỗ, thị trường xuất gặp khó, giá xuất khẩu giảm, các rào cản thuế quan và phi thuế quan…

UBND tỉnh Tây Ninh đã ban hành Chỉ thị cấm các tổ chức, cá nhân khai thác thuỷ sản dưới mọi hình thức trong hồ Dầu Tiếng vào mùa sinh sản từ ngày 1.7 đến 30.9 hằng năm, đặc biệt tại các bãi cá đẻ như Khu rừng cấm, Ao 10 mẫu, Hóc Cò, Vàm Suối Đông... Báo Tây Ninh cũng không ít lần phản ánh. Tuy nhiên, trên thực tế, hiện, vẫn còn nhiều người đánh bắt cá vào mùa sinh sản trong hồ Dầu Tiếng.