Học kinh nghiệm chọn rẫy của người Chứt

Theo lời những người già, việc chọn được khu rẫy như ý đóng vai trò rất quan trọng.
Đồng bào Chứt bao giờ cũng chọn đám rẫy ở lưng chừng sườn núi hoặc chân núi, không chọn những nơi quá cao như đỉnh núi để làm rẫy và hướng của rẫy phải theo phía đông, tránh ánh nắng quái gay gắt của hướng tây vào buổi chiều.
Bà con dân tộc Chứt (nhóm người Rục) ở xã Thượng Hóa, huyện Minh Hóa (Quảng Bình).
Một mảnh rẫy tốt, theo kinh nghiệm dân gian của người Chứt là phải ở nơi rừng già, cây cối um tùm, hoặc nơi có nhiều cây giang, cây mây, không có đá to và có nhiều tổ giun ùn đống.
Đất ở đây thường có màu đen, độ ẩm cao, giữ nước tốt, thích hợp cho mọi cây trồng.
Bên cạnh đó, với lớp lá mục tích tụ lâu năm, khi đốt chúng có nhiều phân tro, đây chính là nguồn dinh dưỡng quý cho hoa màu.
Thường thì ở những khu rừng có cây lau, cây chuối thì đất ở đó thích hợp trồng ngô, thơm, chuối, khoai, thuốc lá; đất ven suối có phù sa bồi đắp quanh năm thì thích hợp với ngô, đậu, vừng, khoai.
Ngoài ra, có thể biết tính chất đất qua một số loài cây cỏ cụ thể: Đất mọc cỏ tranh là tầng đất mỏng, nhiều phèn; đất mọc cỏ mắc cỡ cho thấy đất đai thoái hóa; đất mọc cỏ gấu là dấu hiệu đất đai bị đọng nước; đất mọc nhiều cây giang, cây trứng cá rừng là loại đất đang phục hồi…
Trong thời gian phát rẫy, đồng bào Chứt ở Dân Hóa có những tập tục kiêng cữ mang tính tín ngưỡng như:
Nếu gặp 2 con rắn, 2 ổ chuột, cây đa, cây đào mục, hoặc 2 cây xoắn nhau nằm sát đất thì bằng mọi giá phải bỏ rẫy, nếu làm sẽ sinh chuyện và không được mùa.
Để kịp thời vụ, người Chứt thường đốt rẫy vào đầu tháng 4, khi đó trời có nắng, gió nhẹ.
Các gia đình làm rẫy cùng hướng đốt một lần bằng biện pháp cách ly rẫy, nhằm tránh lửa lây lan sang rẫy kia và bảo vệ rừng; chọn lúc đứng gió (khoảng 11 giờ trưa hoặc 14 giờ chiều), hoặc đốt ngược hướng gió từ dưới đi lên.
Lượng tro sau khi đốt sẽ được rải đều khắp mặt rẫy, đây cũng là lượng phân bón chủ yếu cho hoa màu, đồng thời duy trì độ màu mỡ của đất cho vụ sau, kéo dài thời gian sử dụng trên một diện tích rẫy...
Related news

Theo TS. Đinh Xuân Thảo, Viện trưởng Viện Nghiên cứu lập pháp của Quốc hội, cũng là một người gắn bó lâu năm với ngành Thủy sản, để phát triển thủy sản, không chỉ là những chính sách hỗ trợ đánh bắt ngoài khơi, ngành Thủy sản còn cần xây dựng một cơ chế hỗ trợ trên bờ.

Ông Phạm Hữu Tú, thôn Đồng Luật, xã Thành Mỹ được biết đến là một trong những người tiên phong trồng cây mắc ca ở các tỉnh phía Bắc. Ông cho biết: Năm 1998, gia đình ông nhận khoán 20 ha rừng phòng hộ và rừng sản xuất của Ban Quản lý rừng phòng hộ Thạch Thành.

Trứng gà Tân An (Quảng Ninh) là một trong số những nông sản được tỉnh lựa chọn để xây dựng thương hiệu. Đây là cơ hội nâng cao uy tín sản phẩm; tuy nhiên, cho đến thời điểm hiện tại, việc được chứng nhận quyền sử dụng nhãn hiệu vẫn chưa giúp gì nhiều cho trứng gà Tân An mở rộng hơn thị trường tiêu thụ...

Ông Phạm Hùng Sanh, thôn Xuốm, xã Đồng Lương, cho biết: Sau khi được chính quyền địa phương tuyên truyền, qua tìm hiểu thông tin trên các phương tiện thông tin đại chúng được sự hỗ trợ kinh phí, tập huấn kỹ thuật trồng, chăm sóc cây cao su, gia đình tôi quyết định chuyển đổi một số diện tích vườn tạp và cây trồng kém hiệu quả sang trồng mới 1,5 ha cao su.

Ông Nguyễn Văn Chiểu, xã Gia Tân 2 (huyện Thống Nhất - Đồng Nai) nổi tiếng là người đi tiên phong sử dụng đệm lót sinh học trong chăn nuôi với quy mô lớn tại Đồng Nai. Hiện trang trại của ông đang có 500 heo nái, 3 ngàn heo thịt và đang đầu tư mở rộng trại, tăng đàn thêm 1 ngàn heo thịt.