Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Hỗ Trợ Thúc Đẩy Sản Xuất Nông Nghiệp Ở Tùng Bá Thuận Lòng Dân

Hỗ Trợ Thúc Đẩy Sản Xuất Nông Nghiệp Ở Tùng Bá Thuận Lòng Dân
Publish date: Thursday. September 18th, 2014

Năm 2013, xã Tùng Bá (Vị Xuyên) thực hiện thí điểm mô hình cánh đồng mẫu, tuy nhiên do chưa có những chủ trương hỗ trợ thích hợp cho người dân nên hiệu quả không cao.

Vụ mùa năm nay, xã Tùng Bá tiếp tục thực hiện mô hình cánh đồng mẫu lúa lai diện tích lớn với sự quyết tâm cao của cấp ủy, chính quyền, khuyến nông viên xã; đặc biệt xã chủ động đứng ra bảo lãnh với Đại lý phân phối vật tư nông, lâm nghiệp cung ứng trước giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật cho các hộ thực hiện mô hình để sản xuất kịp khung thời vụ theo phương châm “5 cùng”... hứa hẹn mang lại hiệu quả cao hơn.

Mô hình cánh đồng mẫu lúa lai lớn của Tùng Bá được thực hiện trên diện tích 36ha ở 2 thôn Nà Thé và Khúc Hạ với 136 hộ tham gia, 100% là giống lúa lai Nhị Ưu 838. Các hộ dân được cung ứng đầy đủ giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật trong suốt thời gian cây lúa sinh trưởng đến khi thu hoạch.

Theo cam kết, số tiền giống sau khi các hộ cấy xong phải hoàn trả lại cho chủ đại lý cung ứng. Riêng kinh phí phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, sau khi thu hoạch các hộ mới phải hoàn trả, có thể bằng tiền hoặc thóc tùy vào điều kiện từng hộ. Điều này được người dân hưởng ứng và rất vui mừng, phấn khởi vì giúp họ yên tâm và tiện lợi chăm sóc lúa.

Ông Mương Ngọc Chắt, Trưởng thôn Nà Thé cho biết: “Được xã chủ động bảo lãnh với Đại lý cung ứng giống, phân bón và thuốc bảo vệ thực vật, các hộtrong thôn tham gia mô hình rất phấn khởi, sản xuất vụ mùa kịp thời; các quy trình chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh hại trong thời gian sinh trưởng được thực hiện đúng như cán bộ khuyến nông hướng dẫn, giúp cây lúa phát triển tốt nên chắc chắn vụ này bà con sẽ thu được năng suất cao”.

Đến thời điểm này, tất cả số giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật Đại lý cung ứng cho các hộ dân tham gia mô hình được xã Tùng Bá thống kê có tổng giá trị kinh phí gần 150 triệu đồng. Đây là một số tiền không nhỏ đối với một đại lý ở một xã vùng sâu. Thế nhưng, nhờ công tác dân vận khéo, chủ Đại lý cung ứng giống Hoài Văn Thương đã đồng ý cung ứng đầy đủ cho các hộ thực hiện mô hình.

Trò chuyện với chúng tôi, anh Thương chia sẻ: Gia đình tôi cũng trồng lúa nhiều năm nay, thấy chủ trương của xã rất hay mà lãnh đạo xã cũng đứng ra bảo lãnh nên chúng tôi rất yên tâm hỗ trợ các hộ tham gia mô hình. Hy vọng khi tổng kết, năng suất lúa sẽ cao hơn nhiều so với những năm trước. Chúng tôi cũng thấy vui vì giúp được mọi người”.

Cùng lãnh đạo và cán bộ khuyến nông xã Tùng Bá đi thăm cánh đồng lúa lai, Phó Chủ tịch UBND xã Vương Thành Chung cho biết: “Cũng do năm 2013 khi thực hiện thí điểm một mô hình lúa lai nhưng năng suất chỉ đạt 54 tạ/ha, thấp hơn năng suất bình quân của cả xã là 56 tạ/ha.

Vì vậy, vụ mùa này xã chúng tôi quyết tâm thực hiện mô hình này. Để đạt hiệu quả cao nhất, xã đã đứng ra bảo lãnh với chủ Đại lý cung ứng giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật cho các hộ tham gia mô hình.

Bên cạnh đó, Phòng NN-PTNT huyện và cán bộ khuyến nông xã thường xuyên kiểm tra hướng dẫn nhân dân ngay từ khi bắt đầu thực hiện cho đến nay, với mong muốn có thể giúp bà con sản xuất đồng bộ các khâu gieo cấy, chăm sóc, bảo vệ để nâng cao năng suất lúa”.

Hiện nay, toàn bộ diện tích mô hình cánh đồng mẫu lúa lai ở Tùng Bá đã trỗ bông và chuẩn bị chắc hạt, cây lúa phát triển tốt. Một số thửa ruộng có dấu hiệu xuất hiện rầy nâu nhưng đã được cán bộ Phòng NN-PTNT huyện, khuyến nông viên xã hướng dẫn nhân dân tiến hành phun thuốc bảo vệ. Dự kiến đầu tháng 10, một số trà lúa chín sớm sẽ được gặt trước và đến cuối tháng toàn bộ diện tích sẽ được thu hoạch xong. Năng suất ước đạt 60 tạ/ha.

Hình thức bảo lãnh, liên kết với tư thương của chính quyền địa phương cung ứng trước giống, phân bón cho người dân sản xuất nông nghiệp đã xuất hiện ở nhiều nơi, thế nhưng nó mới được xã Tùng Bá thực hiện và nhận được sự đồng tình của người dân, cho thấy đây là một cách làm hay của cấp ủy, chính quyền xã Tùng Bá, tạo điều kiện giúp người dân thúc đẩy sản xuất nông nghiệp đồng bộ, khoa học.


Related news

Nuôi Tôm Càng Xanh Toàn Đực Kết Hợp Trồng Lúa Lãi Hơn 40 Triệu Đồng/ha Nuôi Tôm Càng Xanh Toàn Đực Kết Hợp Trồng Lúa Lãi Hơn 40 Triệu Đồng/ha

Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư (KN-KN) tỉnh Bạc Liêu kết hợp với Trạm KN-KN huyện Giá Rai và xã Phong Tân vừa tổ chức tổng kết mô hình trình diễn nuôi tôm càng xanh toàn đực kết hợp với trồng lúa tại ấp 17 (xã Phong Tân, huyện Giá Rai).

Monday. December 29th, 2014
Hoài Nhơn (Bình Định) Đã Thành Lập 228 Tổ Đội Đoàn Kết Khai Thác Thủy Sản Hoài Nhơn (Bình Định) Đã Thành Lập 228 Tổ Đội Đoàn Kết Khai Thác Thủy Sản

Trong năm 2014, nhờ có chính sách hỗ trợ của Nhà nước và nguồn vốn của cá nhân, ngư dân ở các xã vùng ven biển ở huyện Hoài Nhơn đã đầu tư đóng mới 140 tàu cá có công suất lớn; nâng tổng số tàu cá toàn huyện có đến nay 2.367 chiếc, với tổng công suất trên 653.200 CV; trong đó, tàu cá có công suất từ 90 CV trở lên, đủ điều kiện vươn khơi đánh bắt xa bờ chiếm trên 72% trong tổng số tàu cá hiện có.

Monday. December 29th, 2014
Tuyên Quang Tổng Kết Mô Hình Nuôi Cá Rô Phi Đơn Tính Bằng Phương Pháp Mới Tuyên Quang Tổng Kết Mô Hình Nuôi Cá Rô Phi Đơn Tính Bằng Phương Pháp Mới

Đây là phương pháp mới lần đầu tiên được áp dụng tại tỉnh ta. Việc sử dụng máy phun mưa nhân tạo đã giảm tỷ lệ cá chết do thiếu ô xy, nâng cao mật độ thả cá trên một diện tích, giảm thiểu ô nhiễm môi trường, nâng cao hiệu quả kinh tế.

Monday. December 29th, 2014
Một Mô Hình Nuôi Bồ Câu Pháp Hiệu Quả Một Mô Hình Nuôi Bồ Câu Pháp Hiệu Quả

Việc nuôi chim bồ câu Pháp của anh Hồng bắt đầu từ năm 2012. Sau khi tình cờ đọc được mô hình nuôi bồ câu Pháp trên một tờ báo, nhận thấy đây là một mô hình mới, có nhiều triển vọng, phù hợp với điều kiện của địa phương, anh quyết định vào Quảng Nam mua 30 cặp giống về nuôi thử, mỗi cặp giá 450 nghìn đồng.

Monday. December 29th, 2014
Chim Công Vật Nuôi Mới, Cho Hiệu Quả Chim Công Vật Nuôi Mới, Cho Hiệu Quả

Những năm gần đây, phong trào chăn nuôi động vật hoang dã của người dân có chiều hướng phát triển. Cùng với các hộ nuôi lợn rừng, nhím, chồn hương, chim trĩ… anh Nguyễn Hữu Khởi ở thôn Đông Sơn, xã Việt Đoàn (Tiên Du - Bắc Ninh) lại chọn cho mình một vật nuôi khác, đó là chim công. Bước đầu mô hình này đem lại hiệu quả kinh tế cao.

Monday. December 29th, 2014