Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Hỗ Trợ Nuôi Bò Sinh Sản Mô Hình Giảm Nghèo Hiệu Quả Ở Đản Ván

Hỗ Trợ Nuôi Bò Sinh Sản Mô Hình Giảm Nghèo Hiệu Quả Ở Đản Ván
Publish date: Friday. March 6th, 2015

Là một trong những xã còn nhiều khó khăn của huyện Hoàng Su Phì, những năm qua, xã Đản Ván được thụ hưởng nhiều chương trình hỗ trợ của Nhà nước về con giống, cây trồng để phát triển sản xuất, nâng cao mức sống. Trong đó, dự án nhân rộng mô hình giảm nghèo chăn nuôi bò sinh sản từ chương trình xóa đói giảm nghèo của Sở Lao động – TBXH là một trong những chính sách đem lại nhiều hiệu quả thiết thực, ý nghĩa, góp phần trực tiếp vào kết quả giảm nghèo tại địa phương.

Nhờ được hỗ trợ bò sinh sản, nhiều hộ nghèo ở xã Đản Ván có điều kiện phát triển chăn nuôi, xóa đói giảm nghèo.

Dự án được triển khai từ cuối năm 2012 với nguồn kinh phí 160 triệu đồng, qua đó 20 hộ nghèo thuộc 2 thôn: Lủng Khum và Thính Nà, xã Đản Ván được bình xét hỗ trợ 20 con bò sinh sản (định mức hỗ trợ 8 triệu đồng/hộ).

Ngoài ra, các hộ tham gia dự án còn được hỗ trợ 2 triệu đồng để làm chuồng trại và trồng cỏ chăn nuôi. Trong quá trình thực hiện dự án, người chăn nuôi được tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật trồng, chăm sóc cỏ; cách làm chuồng trại, kỹ thuật chọn con giống, chăm sóc và phối giống cho bò... Bên cạnh đó, đội ngũ cán bộ khuyến nông, thú y xã thường xuyên tuyên truyền, giúp người dân tiêm phòng và phòng, chống đói rét cho đàn bò.

Nuôi bò sinh sản là mô hình chăn nuôi cho hiệu quả kinh tế cao, nhưng không phải hộ dân nào cũng có điều kiện đầu tư mua con giống về nuôi. Thiếu vốn, thiếu tư liệu sản xuất nên cái nghèo vẫn luôn đeo bám họ bao lâu nay.

Việc hỗ trợ bò sinh sản từ dự án nhằm giúp các hộ nghèo có điều kiện vươn lên phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo là rất cần thiết. Gia đình anh Sùng Văn Khún, thôn Thính Nà là một trong những hộ như thế. Anh Khún cho biết, từ cuối năm 2012 gia đình anh vinh dự là một trong số ít hộ của thôn được bình xét hỗ trợ 1 con bò sinh sản, với giá trị hơn 8 triệu đồng.

Nhờ chăm sóc tốt, áp dụng chăn nuôi đúng KHKT mà cán bộ xã hướng dẫn, đồng thời chú trọng tới trồng cỏ làm thức ăn cho bò nên đến nay con bò mẹ ban đầu đã sinh được 2 con bê. Anh Khún chia sẻ: Từ ngày được hỗ trợ bò sinh sản, kinh tế gia đình anh được cải thiện đáng kể. Từ một hộ nghèo, không có con giống để sản xuất, giờ đây gia đình anh đã có đàn bò để chăm sóc, đây sẽ là cơ hội để gia đình anh vươn lên thoát nghèo bền vững.

Cùng thôn với anh Khún, gia đình anh Sùng Văn Vu cũng được hỗ trợ 1 con bò sinh sản. Nhờ chăm sóc tốt mà chỉ sau hơn 1 năm bò đã sinh ra 1 bê con. Hiện nay, con bê được hơn 4 tháng tuổi và đang phát triển rất tốt. Theo anh Vu, chính sách hỗ trợ bò sinh sản cho hộ nghèo là sự hỗ trợ rất kịp thời và hiệu quả, mang lại lợi ích kinh tế thiết thực, tạo động lực cho gia đình anh vươn lên thoát nghèo.

Đánh giá về hiệu quả của dự án hỗ trợ bò sinh sản tại địa phương, đồng chí Vi Trung Luyến, Chủ tịch UBND xã Đản Ván cho biết: Sau hơn 2 năm thực hiện, dự án đã thật sự trở thành “cứu cánh” và là động lực giúp cho nhiều hộ nghèo vươn lên phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo.

Đến nay, tổng đàn bò của các hộ trong dự án là 37 con, trong đó: Bò cái sinh sản là 20 con, số bò bê sinh ra là 17 con. Qua rà soát đã có 10/20 hộ nghèo được hưởng lợi từ dự án đã thoát được nghèo, từng bước vươn lên phát triển kinh tế gia đình. Trong thời gian tới, chính quyền xã sẽ phối hợp với Phòng Lao động – TBXH huyện để tiếp tục chuyển giao số bò bê mới sinh cho các hộ nghèo khác trong xã có điều kiện vươn lên thoát nghèo.

Với việc triển khai thực hiện một cách tích cực, đúng tiêu chí, đối tượng hưởng thụ, dự án nhân rộng mô hình giảm nghèo chăn nuôi bò sinh sản đã tạo được niềm tin và sự hưởng ứng tích cực của người dân, tạo sức bật đối với những hộ nghèo của xã Đản Ván. Từ những hiệu quả thiết thực, dự án đã giúp các hộ nghèo dần có cuộc sống ấm no, ổn định, từng bước tiến tới giảm nghèo bền vững theo đúng mục tiêu của dự án.


Related news

Giá Mủ Cao Su Giảm 5.000 Đồng/kg Giá Mủ Cao Su Giảm 5.000 Đồng/kg

Lãnh đạo UBND huyện Sông Hinh cho biết, mủ cao su trồng tại huyện được các thương lái mua với giá 11.000 đồng/kg mủ đông, giảm 5.000 đồng/kg so với năm trước và chỉ bằng 1/3 giá mủ của năm 2010.

Wednesday. August 27th, 2014
Tình Hình Sản Xuất Thủy Sản Tháng 7/2014 Tình Hình Sản Xuất Thủy Sản Tháng 7/2014

Tháng 07/2013, mặc dù trên biển Đông xuất hiện cơn bão số 2, có tên quốc tế là Rammasun, với cường độ mạnh đã ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất khai thác hải sản của ngư dân các tỉnh từ Quảng Ninh đến Quảng Bình, cũng như người nuôi tại một số tỉnh,. Tuy nhiên, ảnh hưởng của cơn bão chưa gây tác động nhiều đến kết quả sản xuất trong tháng.

Wednesday. August 27th, 2014
Nhà Vườn Lo Lắng Vì Bệnh Đốm Trắng Gây Hại Thanh Long Nhà Vườn Lo Lắng Vì Bệnh Đốm Trắng Gây Hại Thanh Long

Thời gian qua, bệnh đốm trắng trên thanh long diễn biến phức tạp, gây lo lắng cho người trồng thanh long. Đặc biệt, trong lúc giá thanh long diễn biến chưa thuận lợi, tình trạng bệnh đốm trắng gây hại thanh long xảy ra trên diện rộng càng gây khó khăn cho người trồng.

Wednesday. August 27th, 2014
Xây Dựng Và Phát Triển Thương Hiệu Tơ Hồng Đô Xây Dựng Và Phát Triển Thương Hiệu Tơ Hồng Đô

Tơ Hồng Đô (Thiệu Hóa) từng dệt nên thương hiệu dân gian cho cả một vùng đất, nhưng nghề trồng dâu, nuôi tằm, ươm tơ, dệt nhiễu nơi đây cũng lắm thăng trầm. Có thời kỳ do đầu ra của sản phẩm không ổn định nên nghề trồng dâu, nuôi tằm, ươm tơ, dệt nhiễu ở Thiệu Đô tưởng chừng như mai một.

Wednesday. August 27th, 2014
Đa Dạng Đối Tượng Nuôi Hướng Làm Giàu Cho Người Nuôi Trồng Thủy Sản Ở Xã Hoằng Yến Đa Dạng Đối Tượng Nuôi Hướng Làm Giàu Cho Người Nuôi Trồng Thủy Sản Ở Xã Hoằng Yến

Để khai thác thêm giá trị trên một héc-ta nuôi trồng thủy sản, thực hiện chỉ đạo của UBND huyện Hoằng Hóa và xã Hoằng Yến, các vụ nuôi tôm vừa qua, nhiều chủ đồng đã phá thế độc canh tôm sú bằng cách nuôi xen canh hoặc luân canh đa thời vụ các đối tượng như tôm rảo, cua, cá và đưa một số đối tượng mới vào thả nuôi.

Wednesday. August 27th, 2014